Hôm sau Khương Xương dậy sớm. Hắn ta đến gọi hai người ra ăn cơm, nhưng vào phòng lại không thấy Đề Đăng đâu.
Hắn ta gọi người nằm trên đất dậy, hỏi: “Vị tiểu công tử kia đâu?”
Chỉ thấy đôi mắt bên dưới chiếc mũ áo choàng của đối phương nhìn lên giường, dưới mắt là một quầng thâm đen.
Khương Xương thấy vậy, không khỏi lo lắng: “Đêm qua ngủ không ngon sao? Chắc là đệm cứng quá, bọng mắt ngươi đen như vậy...”
Đối phương không nói một lời, chỉ mặc áo choàng vào rồi ngồi dậy, lao ra cửa đi tìm người.
…
Đề Đăng đã đứng ở ven sông hơn nửa canh giờ rồi.
Bờ sông bên này khá cao, phiến đá dưới chân cách mặt nước hơn một trượng, hơn một nửa bàn chân y dẫm ra ngoài tảng đá, cheo leo bên mặt nước rất lâu.
Đợi xa xa phía sau xuất hiện bóng đen, Đề Đăng chỉ liếc mắt qua rồi nghiêng người, rơi vào trong nước.
Y giỏi bơi lội, nếu không lần trước cũng sẽ không dây dưa với đám ăn xương ở sông Vong Nhiên lâu như thế. Lúc này y chìm vào trong nước, chỉ nhắm mắt lại, không khí trong não biến mất từng chút một.
Thời gian đủ lâu, l*иg ngực Đề Đăng lại bắt đầu bức bối, không khí dần dần cạn kiệt. Nhưng y không hề có ý muốn trồi lên.
Mãi cho đến khi bởi vì l*иg ngực thiếu khí đến đau đớn, đầu óc nặng nề mới thấy có người nhảy vào trong nước.
Y được người kia ôm vào lòng, người đó kéo y, dốc sức bơi lên.
Chưa qua bao lâu, hai người đều thò đầu ra khỏi mặt nước, Đề Đăng bất ngờ mở mắt, túm chặt lất tay phải trống rỗng của người kia, nhân lúc đối phương không để ý, y cướp lấy chiếc nhẫn đồng trên ngón chỏ của người đó, một hình xăm lạ lẫm thình lình lộ ra.
Ban đầu người kia còn muốn trốn nhưng lại sợ buông tay ra, Đề Đăng sẽ tụt xuống nước tiếp, lúc này người ấy cứng đờ người.
Đề Đăng nắm chặt nhẫn đồng rồi nhìn hình xăm kia chằm chằm một lúc, sau đó y ngẩng đầu, duỗi tay kéo cái mũ áo choàng ra... Tạ Cửu Lâu lập tức quay đầu, cúi mặt không nói.
“Quả nhiên là ngươi.” Đề Đăng nhìn hắn chăm chú, nhíu mày thật chặt. Trong mắt không thấy vui vẻ gì mà còn có hơi giận dữ, y nói: “Ngươi đến đây làm gì?!”
Tạ Cửu Lâu vẫn ôm y, bơi về phía bờ: “Lên trước rồi nói.”
Lên đến bờ, Tạ Cửu Lâu cởϊ áσ ngoài, cuộn lại vắt khô nước rồi lau sạch bùn dính trên cổ Đề Đăng.
Đang muốn vén mái tóc ướt đẩm của đối phương ra thì bị Đề Đăng nắm chặt cổ tay, sau đó y chất vấn: “Ngươi theo ta ra ngoài làm gì?!”
Tạ Cửu Lâu ngồi xuống bên cạnh y, một tay khác còn đang tính xem nên dùng góc áo nào lau mặt cho Đề Đăng. Bây giờ hắn chỉ cúi đầu, bất động, không nói một lời.
Đề Đăng chưa nói xong, càng không chú ý đến vẻ mặt Tạ Cửu Lâu, y vội vàng: “Ngươi có biết ta phải mất bao nhiêu công sức mới...”
“Ta biết.” Tạ Cửu Lâu mở miệng ngắt lời y.
Đề Đăng không kịp phòng bị: “... Gì cơ?”
“Ta biết.” Tạ Cửu Lâu trầm giọng nói lại lần nữa: “Ta biết ngươi không muốn ta theo ngươi, ngươi không muốn gã nhìn thấy ta để tránh hiểu lầm.”
Đề Đăng nhíu mày: “Ngươi nói cái...”
“Ta nghe thấy cả rồi.” Từ đầu đến cuối, Tạ Cửu Lâu chỉ cúi gằm xuống nhìn mặt đất: “Hôm qua, trên đường, ngươi nói chuyện với Khương Xương. Ngươi đến thành Tu Du này để tìm người... Ngươi muốn đi tìm gã.”
Đề Đăng nghe xong, đầu óc cũng hoang mang, y đang nghĩ xem lời Tạ Cửu Lâu nói có ý gì, “gã” mà hắn nói ám chỉ ai thì thấy hắn nói tiếp: “Ngươi yên tâm đi, ta sẽ không xuất hiện trước mặt gã, làm ngươi khó xử. Chuyện của ngươi với ta, gã sẽ không biết nửa điều. Ta đi theo ngươi vốn cũng không muốn để ngươi biết, tối qua chỉ là bất đắc dĩ thôi.”
Hắn thả áo ngoài xuống, lấy bức tượng khắc bằng ngọc ra rồi nói: “Ta theo ngươi cũng không có lý do gì khác. Bức tượng này, ngươi đánh rơi ở chỗ ta, ta chỉ mang đến đây đưa ngươi, tránh cho ngươi mong nhớ nó. Bây giờ trả lại cho ngươi, ta không còn cầm thứ gì của ngươi cả, đương nhiên sẽ quay về, không làm phiền ngươi nữa.”
Tạ Cửu Lâu nhét tượng ngọc vào tay Đề Đăng, trong lòng chán nản. Hắn không vấn tóc lên cho Đề Đăng nữa mà nhặt áo rồi định đứng dậy.
Không ngờ Đề Đăng lại nói: “Ngươi thực sự cho rằng, tượng ngọc này là do ta bất cẩn đánh rơi sao?”
Tạ Cửu Lâu không nói.
Đương nhiên hắn biết là không phải vậy.
Ngày đó Đề Đăng đi rồi, trên đường quay về, hắn cũng nghĩ thông suốt. Lúc sáng, khi Đề Đăng bảo hắn đi lấy sữa khô, mấy lời “để lại làm kỷ niệm” kia có nghĩa là Đề Đăng để lại tượng ngọc này cho hắn làm kỷ niệm.
Ban đầu khi mới quay về, đến cả cửa tẩm điện Tạ Cửu Lâu cũng không dám bước vào, hắn sợ vừa đẩy cửa ra, Đề Đăng thực sự không còn ở bên trong nữa.
Ngày đó hắn suy nghĩ rất lâu, cuối cùng không lừa mình dối người nữa, hắn đẩy cửa bước vào, quả nhiên, chỉ thấy bức tượng bằng ngọc Đề Đăng để trên đầu giường.
Tạ Cửu Lâu cầm tượng người nhỏ lên, bần thần một lúc lâu, chỉ cảm thấy không thể ở lại trong đại điện trống rỗng này thêm một khắc nào nữa.
Trong âm ty rộng lớn, người nhiều như nêm cối, sao thiếu một Đề Đăng thôi lại có thể trống rỗng đến bực này?
Hắn lặng lẽ ôm tượng ngọc ra ngoài, thầm nghĩ chỉ hộ tống Đề Đăng đến trước mặt gã kia thôi sau đó hắn sẽ tự mình rời đi.
Nếu trên đường bị Đề Đăng phát hiện, hắn sẽ lấy tượng ngọc này ra, nói bản thân đến trả lại đồ.
Cái cớ này miễn cưỡng lắm nhưng cũng có thể chặn miệng người kia lại, không phải vậy sao?
Lúc sắp đi, Tạ Cửu Lâu suy nghĩ trăm đường, ngàn vạn lần đừng để Đề Đăng phát hiện ra hắn, nếu phát hiện ra, thứ cuối cùng Đề Đăng để lại cho hắn cũng phải trả lại rồi.
Nào ngờ một câu thành sấm, hắn không những không thành công lại còn mất hết cả mặt mũi.