Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Giá Rẻ Tôi Phát Tài

Chương 3: Hai chữ ghen tị tôi nói cũng mệt rồi !!!

Khoảng 10 giờ, bạn cùng phòng của cô – Chu Khả Hân, người vừa đi làm thêm về, bước vào phòng.

Cô nàng vừa thả túi lên bàn, vừa ngồi phịch xuống ghế, như thường lệ lại bắt đầu chửi công ty và sếp: “Cái công ty bóc lột chết tiệt này, có ai lại làm việc đến mười giờ tối ngày thứ Bảy chứ? Làm truyền thông mới đúng là mệnh khổ, nếu không phải vì mấy đồng tiền lẻ thì chị đây bỏ lâu rồi!”

“Ai mà ngờ chúng ta lại thành ‘lao động giá rẻ’ đúng kiểu bài kiểm tra Địa lý hồi trước vẫn viết chứ,” Khả Hân thở dài nặng nề.

Thời Nghi cũng đồng cảm với cô nàng, ló đầu khỏi tấm rèm đáp lời: “Làm truyền thông đúng là… thôi không nhắc còn hơn! Càng làm càng thấy chán nản.”

Chu Khả Hân: “Ai cũng thế thôi, chẳng phải còn hứa cho chúng ta thực tập từ học kỳ này, lương thực tập rồi sau này tốt nghiệp chuyển chính thức, không cần thử việc nữa. Nhưng thử việc có ba tháng thôi mà công ty vẫn lợi dụng miễn phí thêm ba tháng của chúng ta.”

Mắng thì mắng vậy, nhưng vẫn phải làm việc tiếp.

Chu Khả Hân ngẩng đầu hỏi: “Cậu quyết định sau này làm truyền thông tự do hay là vẫn đi làm công?”

Thời Nghi lắc đầu: “Vẫn chưa nghĩ xong.”

Ngành quản lý công nghiệp văn hóa của họ bốn năm qua đã học đủ loại môn từ văn học, quản lý, sáng tác, vận hành đến nhϊếp ảnh. Nói dễ hiểu là cái gì cũng biết chút ít, nhưng không giỏi hẳn thứ gì.

Lên năm cuối, nhiều người bắt đầu đi thực tập; có người làm biên tập hoặc quay phim ở đài truyền hình, có người làm truyền thông ở công ty truyền thông nhỏ, có người vào công ty quảng cáo làm thiết kế, thậm chí có người còn thi lên cao học hoặc thi vào các cơ quan nhà nước.

Chủ nhiệm lớp thường khuyên nhủ chân thành: “Chúng ta không nhất thiết phải ở lại thành phố lớn, về thành phố nhỏ ba, bốn tuyến ít cạnh tranh, chi phí sinh hoạt thấp, lương có khi còn tiết kiệm được nhiều hơn.”

Quả thật sinh viên tốt nghiệp từ các trường hạng hai khó tìm được việc tốt, lương cao ở thành phố lớn. Nếu mỗi tháng kiếm được bốn, năm nghìn tệ, sau khi trừ chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà thì cuộc sống đôi khi còn vất vả hơn cả về quê.

Bố mẹ Thời Nghi cũng nói với cô rằng, nếu không tìm được việc tốt thì cứ về quê, cả nhà sum vầy là tốt nhất.

Trong thời gian học đại học, Thời Nghi thử làm blogger truyền thông, vận hành tài khoản Tiểu Hồng Thư để chia sẻ mẹo mua hàng giá rẻ và video unbox hàng, tích lũy được vài chục nghìn người theo dõi, thậm chí còn nhận được quảng cáo, kiếm cũng không ít tiền.

Nhờ tận dụng các mẹo săn hàng giá rẻ, chi phí sinh hoạt hằng ngày gần như không đáng kể. Tiền sinh hoạt phí cô cũng để dành, cộng với thu nhập từ làm blogger, “quỹ bí mật” đã lên đến mười vạn.

Vì thế, Thời Nghi không quá lo lắng về việc làm. Nếu không ổn, cô có thể về quê làm blogger. Hiện tại cô đi thực tập chỉ để trải nghiệm thêm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nói về công việc truyền thông này, cô cũng có những bức xúc tương tự Chu Khả Hân.

Trước khi tìm việc, ai cũng mong muốn có công việc ổn định lương cao, nghỉ cuối tuần và được đóng bảo hiểm đầy đủ. Nhưng thực tế là đa phần chỉ có nhân viên chính thức mới được đóng bảo hiểm, còn bảo hiểm xã hội đủ năm loại thì hiếm, cuối tuần nghỉ một ngày, lương thấp.

Công việc của Thời Nghi là nghỉ cách tuần, tuần này phải làm cả thứ Bảy. Ngay khi vào công ty, sếp đã bảo tuần này là tuần làm ngày một nghỉ. Giờ tan làm là bảy rưỡi tối, nhưng nếu làm thêm thì ít nhất cũng phải đến tám rưỡi. Cường độ công việc cao, quan hệ xã hội phức tạp khiến cô ngày càng nghiêng về ý định về quê làm blogger tự do.

Hai người trò chuyện thêm một lát thì Chu Khả Hân đi tắm, còn Thời Nghi nằm trên giường nghịch điện thoại. Thấy nhiều thông báo, cô mở Tiểu Hồng Thư ra xem, video mới đăng đã có hơn trăm bình luận.

[Tiểu Vương Muốn Giảm Cân: A a a thật quá hời, muốn săn hàng giá hời phải xem blog của cậu mới được!]

[Cao thủ giật hàng: Trời ơi, không dám tưởng tượng mua được một thùng khăn giấy với giá một đồng, chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy phấn khởi rồi, thực sự thích cảm giác hài lòng khi xếp từng gói khăn giấy vào tủ.]

[Chỉ Là Mơ Ước: Hai chữ ghen tị tôi nói cũng mệt rồi, ước mơ cả đời là muốn mở một siêu thị bán toàn đồ săn hàng giá rẻ, chắc đây là giấc mơ của mọi cô gái săn hàng rồi nhỉ!]

Thời Nghi đọc đến đây, không nhịn được bấm like cho bình luận này.

Ai mà không có một giấc mơ như vậy chứ, mua hàng giá hời rồi bán trong siêu thị của mình với giá thấp hơn thị trường, không lời chết mới lạ!

Tiếc rằng chỉ là giấc mơ, nghĩ đến tiền thuê mặt bằng thì cô phải đành bỏ qua thôi.

Lúc này, điện thoại của cô lại hiện tin nhắn mới, cô quen tay nhấn vào xem.