Trong gian bếp củi cạnh nhà chính, mẹ Tuyết Lam cùng với thím đang bận rộn chuẩn bị cho bữa tối thì thấy Tuyết Lam đứng thẫn thờ ngoài cổng.
Mẹ cô (Nhật Hạ): “Vô tắm rửa rồi nhanh ra phụ mẹ với thím dọn cơm!!!”
Tuyết Lam ỉu xìu: “Dạ”.
Cơ thể cô buông thõng, lết từ từ từng bước đi vô nhìn như người vô hồn. Bỗng có tiếng gọi vang lên:
“THẲNG LƯNG, ĐI NHANH LÊN”.
Một thế lực vô hình mách bảo cô:
[Nếu không muốn chết thì phải chạy mau].
Tuyết Lam giật mình, thẳng lưng lao nhanh về phía trước. Cô vừa chạy vừa xoay mặt lại nhìn bóng đen phía sau, thì thấy cảnh tượng kinh hãi: người phụ nữ đứng tại chỗ cầm đôi dép chậm rãi điều chỉnh hướng ngắm về phía con mồi. Bỏ lại những suy nghĩ lộn xộn trước đó, trong đầu giờ chỉ có một mục tiêu duy nhất là chạy thật nhanh về phòng để chạy trốn khỏi kẻ sát nhân đáng sợ kia.
Hai chiếc dép lào nhanh như tên lửa phi tới. Tuyết Lam cũng không phải loại gà mơ, cô tránh liên tiếp được hai phát, cô gái nhỏ đắc ý quay lại cười [ha hả] kɧıêυ ҡɧí©ɧ tên sát nhân kia. Ngay giây sau một cái đế lót nồi đáp lên mặt cô.
[......]
Ngôi nhà này đã cũ nên mỗi lần bước lên gác thì sẽ có tiếng phát ra. Tuy phía trên gác xép thường xuyên có người ở nhưng vẫn cảm nhận được sự lạnh lẽo của gỗ và mùi của thời gian. Khi vô phòng, cô thấy trên tấm nệm là đứa em gái của mình đang nằm ngủ, bên cạnh là người chị cách cô 2 tuổi đang miệt mài làm những bông hoa giấy. Tuyết Lam mỉm cười, nhẹ nhàng cúi đầu chào chị rồi bước về phía vali của mình lấy đồ đi tắm.
Chiều nay chị và em gái cô không đi ra ngoài cùng vì vốn cơ thể em gái khá yếu mà gặp phải thời tiết thay đổi ở hai miền: miền Nam và miền Trung nên mới bị cảm. Còn chị cô thì ở lại vừa chăm sóc em gái vừa phải làm hoa để kiếm thêm thu nhập, chị nói: “Dù công việc này kiếm được ít tiền thôi nhưng cuối tuần chị em mình có thể cùng nhau đi uống trà sữa”.
Đối với Tuyết Lam, trên đời này hai người mà cô yêu quý nhất đó chính là chị và em gái cô. Cô mong bản thân mình có thể dành những điều tốt đẹp nhất đến cho họ.
Sau khi tắm xong cô xuống nhà cùng mọi người, tất bật dọn cơm. Bữa cơm chia thành hai mâm, phía bên này tụ họp những đứa trẻ ngồi với nhau, còn một bên kia là những người lớn tuổi cùng nhau nhấm nháp chén rượu, nói cười rôm rả vang khắp gian nhà. Có lẽ họ đang ôn lại những câu chuyện xưa, hay đơn giản chỉ hỏi thăm nhăm về cuộc sống hiện tại. Bầu không khí thật bình yên và ấm áp. Tuyết Lam cầm điện thoại mẹ chụp lại những kỉ niệm đáng quý này, cô khẽ cười hài lòng nhìn lại những tấm ảnh mà mình đã chụp.
Ở quê, mọi người thức dậy rất sớm, gia đình cô cũng không ngoại lệ, chỉ vừa mới đến hôm qua thôi mà nay mọi người đã thích nghi rất nhanh. Chỉ riêng Tuyết Lam là chưa thể thích ứng được, nguyên nhân chính là do thân thể cô không cho phép. Từ sáng chị đã gọi cô thức dậy để ăn sáng cùng gia đình, nhưng cơ thể cô không thể nào nhúc nhích được mà nằm bất động trên giường, có lẽ vì hôm qua đã vận động quá sức. Chị của Tuyết Lam thấy vậy liền xin chú thím ít rượu thuốc để xoa bóp giúp cô. Dù miệng chị luôn than phiền nhưng tay vẫn luôn miệt mài xoa bóp giúp cô.
[Linh Chi! Em yêu chị nhất].
Mãi đến trưa Tuyết Lam mới thức dậy, toàn thân ê ẩm, cô khẽ di chuyển người ngồi dậy đi xuống dưới gác. Những cơn đau nhức len lỏi vào từng thớ cơ, khiến mỗi bước đi trở nên nặng nề như mang theo mấy cục tạ. Lúc thức dậy thì lúc này cũng đã đến giờ cơm trưa, nên sau khi làm vệ sinh cá nhân xong cô xuống bếp phụ mẹ nấu cơm. Bữa trưa hôm nay, chỉ có gia đình cô cùng với thím và em gái họ thôi, còn bố cô và mọi người đã ra đồng làm việc và ăn ở đó luôn đến chiều tối mới về nhà.
Tuyết Lam nằm trên một cái giường tre trước sân, thong thả cầm cuốn truyện đọc suốt cả buổi chiều. Bà Trương hôm nay không hối thúc cô phải đi ra ngoài chơi, chắc chị cô đã nói gì đó với bà, rồi chứng kiến thêm tình trạng thảm hại sáng nay của đứa con gái này, nên bà đã từ bỏ việc thúc ép nó dao du kết bạn.
Ngày hôm nay cứ thế trôi qua một cách yên bình. Cô gái nhỏ Tuyết Lam rất thích khoảng thời gian này.
Bốn ngày cứ thế nhẹ nhàng trôi qua, Tuyết Lam dần thích nghi với cuộc sống nơi đây. Cô bắt đầu dậy sớm và tham gia vào bữa sáng cùng cả nhà, sau đó cô phụ mẹ và thím dọn dẹp nhà cửa, rảnh rỗi thì đọc truyện, chơi cùng với em gái mình hay đôi khi phụ chị làm hoa.
Sáng hôm nay khác với những ngày trước, thời tiết hơi lạnh. Dù đang là vào mùa hè nhưng tối hôm qua trời đổ mưa khá to nên sáng nay vẫn còn vương lại khí lạnh của trận mưa tối qua. Ngoài kia những giọt sương còn đọng lại trên lá cây, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tuyết Lam cùng với em gái mình (Linh Nhi) quyết định ăn sáng xong sẽ cùng nhau ra ngoài đi dạo xung quanh.
Cô gái nhỏ Tuyết Lam chỉ là ngại tiếp xúc với người khác thôi chứ cô là một người yêu thích thiên nhiên, thích ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, thích những điều mới lạ.
Ăn xong, cả hai chị em nhanh chóng xuất phát chuyến phiêu lưu của mình.
Hai chị em nắm tay vui vẻ đi thăm thú xung quanh, có điều đi chưa được bao lâu cả hai phải về nhà do gần đến giờ ăn trưa. Tuyết Lam cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Trên đường về, Linh Nhi thấy chị gái mình ủ rũ, cô bé vui vẻ ôm lấy cánh tay chị, nói giọng nũng nịu:
“Không sao đâu chị! Ăn trưa xong, chiều tụi mình đi tiếp nha!”
Cô nhìn đứa em gái nhỏ hơn mình 5 tuổi an ủi, không kìm được mà cười, Tuyết Lam ôm ghì lấy bé gái vào lòng:
“Thôi để mai đi. Mai chị em mình đi từ chiều đến tối luôn.”
Cô biết đứa em gái tuy vẫn còn nhỏ tuổi nhưng đã rất hiểu chuyện. Linh Nhi biết cô lười nói chuyện và thích yên tĩnh nên nhiều lúc con bé chỉ tự chơi một mình không quấy nhiễu ai, chỉ khi cô mở lời chơi với cô bé thì cô bé ấy mới lại gần chơi cùng. Giờ khi thấy chị gái mình thích ngắm cảnh, thì suốt chặn đường chỉ im lặng bước theo chị, không đòi hỏi thậm chí còn vì chị mà an ủi.
Tuyết Lam thấy đứa em gái út của mình hiểu chuyện đến đau lòng.
[Linh Nhi à! em có quyền đòi hỏi mọi người trong gia đình quan tâm và để ý đến mình, làm theo những điều mình thích như những đứa trẻ khác. Xin em đừng chôn kín cảm xúc của mình mà không để ai biết. Đặc biệt với gia đình, em không cần che dấu hãy cứ bộc lộ, gia đình luôn bên cạnh em].
____________
Tác giả:
[...]: Suy nghĩ, nội tâm người nói. Không phát ra tiếng bên ngoài.