Ông Năm nhìn ánh mắt ai oán của Đoài thì run sợ. Việc ông ta làm trời biết, đất biết. Ông ta biết, và cô Đào biết. Ông ta nói dối vợ mình là cô Đoài dụ dỗ ông ta nhưng thực chất là cô bị ông ta cưỡиɠ ɧϊếp. Ông ta thương cô Đào là thật nhưng kẻ bất tài như ông ta luôn phải bấu víu vào nhà vợ để làm ăn. Trong một lần đi bàn việc làm ăn về ông ta đã ghé qua túp lều bên sông của cô Đào rồi tán tỉnh cô. Thấy cô phản kháng ông ta liền dùng sức đàn ông để khống chế cô. Cô hét lớn nên có vài người chạy tới xem có chuyện gì xảy ra thì bắt gặp ông ta vừa kéo quần vừa bỏ chạy đi. Cũng vì việc này mà khi cô Đào mang thai đã đến nhà để bắt vạ. Nhà vợ ông ta bực mình không nâng đỡ nữa nên công việc làm ăn mới đi xuống. Ông ta liền đổi cho Đoài là thứ xui xẻo để lấy lòng vợ. Dù cảm thấy rất có lỗi với má con Đoài nhưng ông ta nhu nhược để mặc cho bà Năm hành hạ má con cô. Nhưng lần này, trước ánh mắt ai oán của Đoài, ông Năm rất sợ cô Đào làm ma sẽ về báo thù mình nên đã cãi lời bà Năm và chôn cất cô Đào cẩn thận. Bà Năm vì điều này mà cảm thấy không vui.
Đoài nhìn ra sự sợ hãi trong ánh mắt của ông Năm và sự phẫn uất trong ánh mắt của bà Năm. Chính vì vậy mà sau khi lo tang lễ cho má mình xong. Đứa trẻ này đã dở trò dương đông kích tây. Tìm cách dọa ma ông Năm. Nó giả vờ điên dại. Lúc nào nhìn thấy ông Năm nó cũng xõa tóc ra, đôi mắt lờ đờ nói với ông.
"Tía ơi tía. Má về tìm con. Má nói má đói lắm. Lạnh lắm. Má nói tía và má cả hại chết má."
Mỗi lần như vậy ông ta lại lao vào bóp cổ Đoài rồi quát Đoài im ngay. Đến mức Đoài trợn mắt trắng xóa và ho sặc sụa thì ông ta mới buông tay ra. Sau khi thoát khỏi tay ông ta, Đoài lại làm như không nhớ gì. Điều này khiến ông ta sợ hãi. Rồi quay sang trách móc bà Năm là người đàn bà ác độc. Vì bà ta ép buộc nên ông ta mới đối xử tệ với cô Đào để cô ấy phải chết oan.
Đêm đêm, Đoài còn mặc đồ của má đi vòng vòng quanh sân dọa ông Năm sợ chết khϊếp. Bà Năm vì ghen tuông, căm phẫn nên dù thừa biết là Đoài đang dở trò nhưng bà ta mặc kệ. Bà ta muốn mượn tay Đoài để gϊếŧ chết người chồng bất tài, phụ bạc này đi. Ông Năm tìm đến rượu và say sưa tối ngày.
Và không lâu sau, ông Năm đã hóa điên dại. Ông ta uống rượu đi lang thang khắp nơi khắp xó. Rồi một ngày, ông ta uống quá nhiều và bị nôn ra máu, chết ở ngoài ruộng vào một đêm mưa to lạnh giá. Xem ra cái chết của ông ta còn thảm hơn cả cái chết của cô Đào. Đoài nhìn người tía không bằng cầm thú của mình ra đi mà không rớt lấy một giọt nước mắt.
Sau khi ông ta đi rồi, thì bắt đầu đến cuộc chiến không cân sức, nhưng lại khá cân tài giữa Đoài và bà Năm. Những trận đòn tới tấp, những lời chửi rủa xúc phạm của bà ta dành cho Đoài diễn ra mỗi ngày. Nhưng Đoài vẫn cứ ở lại căn nhà ấy, để cho bà ta nhìn thấy cô mỗi lúc, mỗi nơi. Mỗi lần bà ta đánh cô, chửi rủa cô. Thì cô lại tự nói với lòng mình là bà ta đang lo sợ. Đang ám ảnh về cái chết của tía má cô. Và đúng là như vậy. Suốt bao nhiêu năm tháng qua, bà ta chưa từng có một giấc ngủ ngon.
Còn Đoài thì khác. Ban ngày bà ta đánh cô. Vì khi ấy con gái bà ta đi học sẽ không nhìn thấy mẹ mình độc ác như thế nào. Ban đêm bà bắt cô ra ngoài căn nhà tranh để chịu mưa chịu gió và quan trọng là bà ta sẽ không nhìn thấy cô. Bà ta sợ bị cô dọa ma giống như cô từng dọa ông Năm vậy.
Và cô nhận cơ hội ấy mà âm thầm đi ra ngoài để học lỏm mọi thứ vào ban đêm. Từ thêu thùa may vá, đến đan lát, làm nông. Nấu ăn làm bánh. Cô vừa học vừa phụ giúp người ta để có miếng ăn mỗi khi bị bỏ đói. Thi thoảng cũng kiếm được vài đồng. Cô liền giấu vào một cái hũ rồi dấu ở miếng đất chỗ má cô ngày xưa từng ở để làm vốn riêng. Người dân trong thôn cũng biết hoàn cảnh của má con cô nên rất thương Đoài. Mỗi khi có đình đám cần phải làm vào buổi đêm thì họ lại kêu cô tới phụ giúp. Tuy Đoài còn nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Làm được việc chả khác gì người lớn. Mười năm trôi qua, Đoài lớn được nhờ cơm của dân làng. Và khôn được nhờ những trận đòn tơi tả đến chết đi sống lại của bà Năm. Mỗi lần bà ta đánh cô, cô lại khôn lên một chút.