Bé Bỏng Của Em [Wenrene]

Chương 79: Nối Duyên (Intro)

*Truyện lấy cảm hứng từ giả thuyết bài hát "Hỉ" của Cát Đông Kỳ.

***

Ta chưa bao giờ nghĩ rằng một lần rời đi, chính là trăm năm ly biệt.

Ngày 18 tháng Giêng, nhành cao lương đỏ, hai bộ hỉ phục, ta cùng nàng nối duyên...

Giả thuyết của bài hát cho những ai chưa biết:

Giả thuyết được đặt ra là tân lang và tân nương là thanh mai trúc mã, đã có hẹn ước từ trước. Sau này khi lớn lên chàng phải đi xa cầu công danh, trước khi đi thì có hứa với nàng rằng sau khi công thành danh toại sẽ trở về cưới nàng. Về sau khi đã thành danh thì chàng giữ lời hứa quay về cưới tân nương, nhưng không ngờ rằng hai người nay đã âm dương cách biệt. Hóa ra trước đó Vương Nhị Cẩu đã cưỡng bức nàng, sau đó tân nương vì không chịu được ô nhục nên thắt cổ tự vẫn, sau khi sự việc xảy ra thì Vương Nhị Cẩu đã sợ hãi bỏ chạy, hình ảnh "giày rơi ngoài cửa nhà" có thể giải thích cho giả thuyết này, sau đó khi quan nhân quay về, vì yêu thương tân nương, cũng vì lời hứa của mình nên quyết định cử hành minh hôn (âm hôn) để cưới nàng.

Ở đoạn đầu và đoạn cuối, Cát Đông Kỳ liên tục hát "ngày 18 tháng Giêng, ngày lành tháng tốt" cũng có dụng ý riêng, ngày 18 tháng Giêng theo âm lịch là ngày thích hợp để mai táng, xưa có câu "tháng Giêng không cưới hỏi, tháng Chạp không đính ước", "tháng Giêng, chuyện lớn nên lùi một bước" cũng nói tháng Giêng là tháng để cử hành âm hôn, tháng không lành, không may mắn.

Kế đó có hình ảnh "cao lương" và "váy cưới", nhành cao lương là thứ để trừ tà, có thể hiểu là tân nương đã qua đời. Hình ảnh "âm thanh từ ba dặm xa vọng lại", "mèo hoang theo khắp mấy con phố, trèo lên cây nghiêng đầu nhìn", "người trong thôn cũng lạ, cửa đều đóng cả" đều biểu thị cho việc không lành, xúi quẩy, tiếp đó đến "cửa vừa đẩy mở, sương đã rơi" hay "trước cửa chàng nói những lời tận tâm can", cửa ở đây có thể chính là trước mộ của tân nương. Hai đoạn "nàng cười rồi khóc, khóc rồi cười", "người đoán xem vì sao nàng khóc rồi lại cười", nếu là người còn sống khóc hay cười đều sẽ hiển thị trên gương mặt, hiển nhiên không cần đoán.

Trong phần lời bài hát cũng có câu "tên Vương Nhị Cẩu có lòng chạy sang, mang điểm tâm cho nàng", hai chữ "có lòng" này được Cát Đông Kỳ nhấn mạnh, có thể mang nghĩa tương phản, cả phần "điểm tâm" mà Vương Nhị Cẩu mang sang cũng là ẩn dụ, nếu là kết hôn thông thường, sẽ chẳng ai mang "điểm tâm" sang tặng, có thể "điểm tâm" mà Vương Nhị Cẩu mang sang chính là đồ tế của hắn, vì sợ oán khí vây lấy mình nên mang đồ đến bái tế nàng.

*Nguồn : chuối tiên sinh