Ba ngày kế tiếp, Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Nhĩ Thái, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ đều bận rộn liên tục. Việc chép một trăm bài "Lễ Vận Đại Đồng" khiến không ai rảnh rỗi. Kể cả Minh Nguyệt, Thể Hà, Kim Tỏa, những tay nô tì có biết một ít mặt chữ, đều bị kéo vào phụ giúp. Giữa khuya, mà đèn đuốc ở Thấu Phương Trai vẫn sáng choang. Mọi người đều cặm cụi chép. Nhưng nét chữ của các cô cung nữ xấu quá, đến độ Tử Vy phải ra lệnh.
- Minh Nguyệt, thôi cô khỏi phải viết nữa!
Minh Nguyệt nghe phán vậy, mừng quá:
- Nam mô a di đà Phật!
Đến khi kiểm lại bài của Thể Hà, Tử Vy lắc đầu.
- Thể Hà, cô cũng được ngưng!
Thể Hà mừng rỡ:
- Cảm ơn trời Phật!
- Kim Tỏa, ta nghĩ là muội cũng được ngồi chơi, khỏi cần viết nữa.
Kim Tỏa nghe như được đại xá, đứng dậy.
- Để muội đi nấu chè, mang bánh ra ăn nhé.
Tiểu Yến Tử chẳng đợi Tử Vy phê phán chữ viết của mình, mang giấy đến cho Tử Vy nói.
- Nè muội xem đi, nét chữ của tỉ tỉ còn tệ hơn cả mấy đứa kia, chắc cũng được loại chứ? Viết thế này chắc chắn Hoàng thượng không đọc được.
Tử Vy cầm bài của Tiểu Yến Tử vừa "vẽ bùa" lên xem nhưng rồi lại phán.
- Không được, dù tỉ tỉ có viết leo lề, nhưng bắt buộc tỉ tỉ phải viết vì Hoàng thượng chỉ cần nhìn vào nét chữ là biết ngay không phải của tỉ tỉ. Vì vậy tốt nhất là tỉ tỉ nên viết cho thật nhiều người khác độn vào phần nào thôi. Bài viết có nhiều chữ của tỉ tỉ, Hoàng thượng dễ thông cảm. Thôi cố lên đi! Tiếp tục!
Mặt Tiểu Yến Tử dài ra:
- Ôi! Thế không viết không được ư?
- Không được.
- Trời ơi mấy chữ "Ngư gia Phiêu trùng" này sao nhiều nét khủng khϊếp vậy?
- Cái gì mà "Ngư gia Phiêu trùng"? Đâu đưa xem? Đọc trật cả rồi. "Góa phụ cô độc" đấy, trời ạ! xem tại MyTruyen.com
Tử Vy nói, nhưng miệng Tiểu Yến Tử lại bô bô.
- Này, sao lại kêu trời vậy? Muội cũng biết là ta nào có biết được bao nhiêu mặt chữ? Mà mấy cái chữ này sao vô duyên tệ. Mấy tay đọc sách cũng làm chuyện tầm phào. Soạn chi mấy lời đọc lên muốn nhức óc như vầy, để người ta phải nhọc công. Mà phải viết cả trăm lần. Chữ nào có ăn thay cơm được đâu? Nó cũng đâu có trị được bệnh, hay làm cho người ta mập ra? Bày ra chữ để làm gì chứ?
Tiểu Yến Tử vừa nói vừa viết, chẳng quan tâm nên cả một giọt mực to rơi lên giấy trắng, làm hư nguyên tờ.
- Trời ơi! Bây giờ làm sao đây!
Cô nàng kêu lên. Tử Vy bước tới nhìn, thấy không còn xài được, nên xé đi tờ giấy, làm Tiểu Yến Tử giật mình.
- Ôi trời ơi! Cả buổi ta mới viết được chừng ấy chữ đấy!
- Nhưng đã bẩn rồi, chỉ có cách viết lại tờ khác thôi.
Tử Vy nói và đưa tờ giấy khác cho Tiểu Yến Tử. Nhưng Tiểu Yến Tử không chịu, lại bắt đền.
- Tại sao muội lại xé hết những gì ta đã viết? Muội phải biết là ta viết một cách khó khăn. Cứ như thế này, ta viết rồi muội xé. Đến tận sang năm, chưa biết là xong chưa chứ đừng nói là chỉ ba ngày.
Tử Vy đợi Tiểu Yến Tử viết tiếp tờ khác rồi cầm tờ mới viết lên xem lại lắc đầu.
- Chữ viết thế này, Hoàng thượng sẽ nổi giận, chắc phải viết lại thôi.
Và cầm lên, định xé nữa, Tiểu Yến Tử giật mình.
- Đừng xé! Đừng xé nữa!
Nhưng tờ giấy đã rách làm đôi. Tiểu Yến Tử nổi giận.
- Muội làm cái gì kỳ cục vậy? Chữ muội viết đẹp, chữ tôi viết xấu kệ tôi, sao muội xé mãi, rồi làm sao tôi viết?
- Viết xấu thì phải tập viết lại. Vậy thôi. Thôi hãy cố gắng lên. Nếu không, sẽ không còn kịp nữa đâu.
Tiểu Yến Tử duỗi chân bực dọc nói.
- Hừ! Ai bày chi cái trò này để hành tội người ta ác quá!
Không ngờ vì duỗi mạnh quá nên đầu ngón chân đã đυ.ng mạnh vào chân bàn, vội rút chân lại, Yến Tử la lên:
- Ối trời ơ!
- Tỉ tỉ làm sao nữa vậy?
Tử Vy hỏi, Tiểu Yến Tử không trả lời, chỉ nhảy lò cò khắp cả phòng vừa nhảy vừa hét.
Rồi ngày nộp bài cũng đến, Tiểu Yến Tử vừa đi cà nhắc vừa mang bài đến nộp vua.
- Hoàng A Ma, con đến nộp bài đây!
Vua Càn Long nhìn lên, ngạc nhiên.
- Chân con lại làm sao nữa vậy?
Tiểu Yến Tử nghe hỏi, rêи ɾỉ:
- Con thật là xui xẻo. Nếu sớm biết thế này thà để Hoàng A Ma đánh hai mươi hèo hay hơn. Bị đánh hai mươi hèo, đau vài bữa là hết. Còn chuyện chép bài, mất cả ba ngày ba đêm không ngủ. Viết đến độ đau tay, đau chân, đau lưng, đau đầu. Tóm lại, đau cả thân mình, mà đau nhất là ở mấy ngón chân này. Vậy mà viết còn chưa được khen, con bảo đảm, Hoàng A Ma xem xong, cũng sẽ chê như "người ta".
Vua Càn Long ngạc nhiên:
- Con viết chữ, mà sao lại đau chân chứ?
- Bởi vì con viết, viết rất cẩn thận. Vậy mà Tử Vy nó cứ chê không đẹp, bắt viết lại. Viết trang khác, lại chê, xé bỏ bắt viết lại nữa. Con tức quá, ngồi duỗi chân một cái, không ngờ chân bàn nó lại cứng quá. Chân con va vào, thế là sứt cả móng chân!
Vua Càn Long chăm chú nhìn Tiểu Yến Tử. Thấy Tiểu Yến Tử lộ vẻ đau thật, nên cười nói:
- Thôi được! Đâu đưa bài cho ta xem?
Tiểu Yến Tử lộ vẻ bối rối, đưa bài viết phạt lên trình cho vua. Vua Càn Long lật từng trang một ra xem. Chỉ thấy bài chép không đồng nhất đủ thể loại chữ. Có tờ thì viết rất đẹp, tờ có nét chữ cứng, tờ như phụng múa, tờ chân phương… Bên cạnh những tờ đó còn có những tờ chữ không ra chữ, "hình không ra hình, lấm lem lấm luốc" khiến vua không hài lòng.
Tiểu Yến Tử trông thấy thái độ vua, biết là không hay, biết là sắp bị phạt, nhưng chưa kịp nói gì đã nghe vua hỏi.
- Hãy nói thật cho trẫm biết đi. Có bao nhiêu người phụ giúp con làm chuyện này?
Tiểu Yến Tử thú thật.
- Dạ con huy động tất cả ra trận đó. Ai giúp được đều nhờ giúp. Từ Nhĩ Khang, Nhĩ Thái, Vĩnh Kỳ đến Minh Nguyệt, Thể Hà, Kim Tỏa đều sử dụng, nhưng mà Tử Vy nó lại bảo mấy người sau này chẳng làm nên việc nên cho lui ra.
Vua Càn Long lại hỏi:
- Đâu, những tờ nào là do chính con viết đâu?
Tiểu Yến Tử gãi gãi đầu:
- Những tờ nào mà Hoàng A Ma thấy là không giống ai viết cả thì đó là của con. Còn những cái nào viết sạch sẽ thì không phải.
Vua Càn Long trố mắt:
- Con quả là ngay thẳng, dám nhận!
Tiểu Yến Tử đỏ mặt:
- Hoàng A Ma thông minh, hiểu rộng như vậy, con làm sao dám giấu diếm? Tử Vy cũng nói, chỉ cần Hoàng A Ma nhìn qua là biết ngay con có nhiều người giúp đỡ, vì vậy bảo con đừng có nói dối không hay.
- À thì ra con không những có người giúp đỡ, mà còn có cả quân sư nữa.
Vua Càn Long vừa nói vừa nhìn vào những tờ giấy chép phạt. Người chợt rút ra trong đó mấy tờ có chữ viết rất thanh tú, hỏi.
- Cái này của ai viết vậy?
- Dạ của Tử Vy.
Vua Càn Long có vẻ ngạc nhiên, chăm chú nhìn, rồi hỏi tiếp.
- Có phải cung nữ Tử Vy hôm nào bị đánh đó không?
- Vâng.
Vua ngẫm nghĩ một chút, rồi đặt mấy bài chép phạt qua một bên, nghiêm khắc nhìn lên.
- Tại sao con cứ nhờ người viết dùm? Trẫm đâu có nói là cho phép con nhờ người khác đâu?
- Nhưng mà… nhưng mà, Hoàng A Ma cũng nào có nói là không cho phép đâu? Nếu bắt con mà viết hết một trăm lần cái bài đó, thì chắc là con thà bị ăn hai mươi gậy còn khỏe hơn nhiều.
Tiểu Yến Tử hồn nhiên nói. Vua lại hỏi:
- Thôi được rồi. Bây giờ con hãy nói cho ta nghe. Con chép bài nhiều lần như vậy mà hiểu nội dung nó nói gì không?
Tiểu Yến Tử ngẫm nghĩ một chút, rồi đọc một mạch như đang trả bài.
- Trong bài "Lễ Vận Đại Đồng" này cho thấy quan điểm của Khổng Tử về một xã hội lý tưởng. Đại ý là thế này, trời đất là của mọi người. Tổ chức chánh quyền cần chọn những vị quan thanh liêm, giỏi giắn để cai trị thiên hạ. Còn mọi người thì phải cư xử hòa nhã với nhau. Hãy coi cha mẹ người khác như cha mẹ của chính mình. Con cái của người khác như con cái của mình, phải biết nhẫn nhịn người già, chăm sóc trẻ con và đàn bà góa bụa. Đừng tham lam, đừng ích kỷ. Có như vậy, tối ngủ ta không cần phải đóng cửa. Không âm mưu quỷ quyệt, thì trộm cướp cũng không có, và xã hội con người sẽ hoàn mỹ, tốt đẹp vô cùng.
Tiểu Yến Tử đọc một lèo xong nhìn vua. Vua Càn Long ngạc nhiên không tin những gì mình vừa nghe thấy, trợn mắt nhìn Tiểu Yến Tử.
- Ai dạy con vậy? Kỷ sư bá phải không?
Tiểu Yến Tử cười thật tươi:
- Không phải đâu, Tử Vy đấy. Cô ấy còn bảo phải nói thật đơn giản con mới trình bày được, chứ nói khó quá con sẽ không nhớ đâu.
Vua Càn Long kinh ngạc hơn. Đây là lần thứ năm vua nghe Tiểu Yến Tử nhắc đến Tử Vy. Vua hỏi.
- Cái con cung nữ Tử Vy đó có học à?
- Vâng.
Tiểu Yến Tử được dịp khoa trương, tiếp:
- Không những có học chữ, mà còn biết làm thơ, họa, đàn, hát, cả chuyện đánh cờ. Cái gì cũng biết cả. Chỉ có một thứ không biết, đó là đánh võ thôi.
Vua Càn Long nghe Tiểu Yến Tử nói thấy có cái gì đó khác lạ. Nhưng cái tật nói khoác của Tiểu Yến Tử vua cũng thừa biết, nên không tin lắm.
- Thôi được rồi, xem như con có vận may. Chữ viết tuy như cua bò, nhưng giải bài coi như tương đối. Hôm nay trẫm tha cho con. Nhưng từ đây về sau, nếu con còn quấy phá là trẫm sẽ phạt con bằng cách viết chữ, mà lần này là con phải một mình tự viết chứ không cho ai viết phụ nữa nhé.
Tiểu Yến Tử nghe vậy, thở ra lẩm bẩm.
- Như vậy coi như tiêu rồi. Mong là cái ông Khổng Tử kia, đừng có làm khổ con nữa. Ít nói một chút, ít viết lách một chút, để cho Tiểu Yến Tử này đỡ đau tay, đỡ đau đầu, mọi thứ không đau thì có phải là đại đồng rồi không?
Vua thấy miệng Tiểu Yến Tử lép nhép, hỏi:
- Con lại cằn nhằn gì nữa thế? Đọc kinh à?
- Dạ bẩm Hoàng thượng, con chẳng có đọc kinh, chẳng qua vì bắt chép bài nhiều quá, nên nói năng cũng bị ảnh hưởng cái "Lễ Vận Đại Đồng". Hoàng thượng biết không, đến tối nằm ngủ con cũng thấy "Xã hội công bằng" mọi việc đại đồng cả.
Lời của Tiểu Yến Tử làm vua không nín cười được, mọi nỗi bực dọc của vua đều tiêu tan.
Chuyện vua Càn Long chú ý đến Tử Vy có lẽ cũng bắt nguồn từ sự dòm ngó của Hoàng hậu.
Chẳng hiểu sao Hoàng Hậu lại đặt biệt chú tâm đến Thấu Phương Trai như thế. Gần như nhứt cử nhứt động ở đấy Hoàng Hậu đều rõ. Nhất là vấn đề dạy dỗ Tiểu Yến Tử.
Trước mặt vua Càn Long, lúc nào bà cũng nhắc đến Tiểu Yến Tử với thái độ rất bực dọc.
- Hoàng thượng, thϊếp nghĩ là nếu Hoàng thượng không dạy dỗ Tiểu Yến Tử cẩn thận, e là sau này sẽ có việc không hay đó.
Vua Càn Long nghe vậy chau mày.
- Chẳng lẽ chuyện xung đột giữa khanh và Tiểu Yến Tử cứ kéo dài mãi sao? Ở trong cung này, cung tần phi nữ nhiều, mà đến đâu trẫm đều nghe họ ca ngợi Tiểu Yến Tử, chỉ có khanh là không ưa nó.
- Không phải là thϊếp ganh tị gì với nó. Mà chẳng qua vì thϊếp muốn mọi thứ trong cung đều phải nề nếp, sạch sẽ.
- Nề nếp, sạch sẽ? Khanh nói vậy là sao?
- Hoàng thượng không nghe đám phi tần cung nữ trong cung họ xì xào ư?
- Họ xì xào điều gì?