Điềm Báo Mạt Thế

Chương 17: Mượn Lương Thực

Tâm trạng tốt đường về nhà cũng ngắn hơn, cậu vừa ngâm nga khẽ hát vừa đánh xe trở về thôn.

Trên con đường lớn, từ xa đã thấy Đại Bảo đứng trước cửa đắp một cặp người tuyết, bên cạnh có người đàn ông khoảng bốn mươi đang nói gì đó với anh nhưng giống như đang quan sát cái gì mà ánh mắt cứ ngó chăm chăm vào trong sân, trông có vẻ lén lén lút lút.

“A, Cẩm Dương, Cẩm Khê về rồi.”

Người đàn ông đó nghe có tiếng động liền quay đầu nhìn, thấy hai người đang đánh xe chạy tới, khuôn mặt có hơi mất tự nhiên nhưng rất nhanh liền khôi phục bình thường.

Lúc này Cẩm Khê mới nhìn rõ người đó

“Cậu là cậu Ba phải không?”

“Ai da, vẫn còn nhớ cậu Ba à, cậu nhớ lần trước nhìn thấy cháu là lúc Cẩm Dương kết hôn thì phải. Cách đây vài năm rồi nhỉ.”

Người đàn ông tươi cười, hai mắt cũng híp lại thành một đường.

“Cậu Ba tới khi nào vậy, sao lại đứng bên ngoài?” Cẩm Dương dỡ xe ra, dựng nó ở sát cửa.

“Đến được một lúc rồi, mợ con cũng tới đấy, họ đang làm cơm, cậu ra đây hít thở không khí một chút, nhìn Đại Bảo đắp đôi người tuyết này cũng thú vị.”

“Vậy cậu Ba ở chơi, con đi cho đám lừa ăn.” Cẩm Khê dắt lừa vào chuồng.

“Cậu phụ con.”

Cậu Ba nói xong vươn tay định dắt lừa hộ Cẩm Khê, thế nhưng lừa nhà Cẩm Khê phân biệt người lạ, kêu “Be” một tiếng, đá đá chân, cậu Ba thấy hơi ngượng bèn lùi ra sau,

“Đúng là tính con lừa mà. Cẩm Khê, lừa nhà cháu nhà to khỏe thật đấy, ai da, cao hơn cả ngựa rồi. Chắc một ngày chúng ăn không ít nhỉ. Hiện tại trên chợ không có bán gia súc nữa. Ai nuôi không nổi đều gϊếŧ lấy thịt, tháng trước cậu lên huyện thấy một nhà bán thịt lừa, cháu biết họ bán giá bao nhiêu không?”

“Bao nhiêu ạ?” Cẩm Khê thuận miệng hỏi.

“Hai mươi cân gạo đổi một cân thịt lừa”

Cậu Ba vừa nói vừa tấm tắc khen, ánh mắt nhìn hai con lừa nhà Cẩm Khê phát sáng cứ như đang nhìn một đống gạo.

“Đắt như vậy ư?” Cẩm Khê cũng bị dọa sợ

“Nhưng giờ gạo cũng đâu có rẻ, sao lại đổi với giá như vậy? Hơn nữa nghe nói trên huyện khá lộn xộn mà vẫn có người dám đem thịt và lương thực ra trao đổi ư?”

“Tất nhiên là được, trên huyện có lập một khu chợ trao đổi, có cảnh sát coi chừng không ai dám quậy. Từ sau nạn châu chấu đi qua, không còn mấy nhà nuôi gia súc lớn nữa, nuôi gà thì quá tốn kém, ba bốn con gà ăn một ngày còn nhiều hơn cả người ăn, ai còn dám nuôi chứ, nuôi không nổi nên đem gϊếŧ. Kết quả khiến cho hiện tại khắp nơi đều thiếu thịt. Nhà đó bán mắc như vậy nhưng vẫn có người chịu mua.”

Cậu Ba vừa nói vừa nhìn đám gà trong sân nhà Cẩm Khê, trong lòng suy tính đem hợp với nhà họ thì có tất cả bao nhiêu, đám gà này có thể đổi được bao nhiêu lương thực.

Cẩm Khê lùa lừa vào chuồng, nghĩ đến chuyện cậu Ba nói, xem ra không thể thả gà ra ngoài nữa.

Quá gây chú ý.

Hơn nữa việc đưa đón người cũng nên ngừng, bên chỗ họ bắt đầu rối loạn rồi.

Cho thức ăn vào chuồng lừa, vì có cậu Ba ở đây, Cẩm Khê chỉ cho chúng ăn rơm đã được cán nát.

Tháng trước nhà cậu đi xưởng ép dầu do vài nhà trong thôn liên hợp lại mở ra, hoàn toàn là ép dầu bằng sức người, tính theo số lượng dầu ép được để chia cho họ một ít dầu xem như trả công, hoặc là trực tiếp dùng bột ngô bột gạo lương thực để trả.

Giờ nhà nào cũng trữ không ít đậu, hơn nữa mười tám thôn trong vòng mười dặm cũng đến đây để ép dầu, việc làm ăn coi như không tệ.

Nhà cậu ép dầu xong, còn lại bã đậu thì mang hết về nhà làm thức ăn thêm cho mấy con lừa. Hôm nay có người ngoài ở đây nên không thể ‘xa xỉ’ như vậy.

Năm nay mắc nạn sâu bệnh nên thu nhập nhà nào cũng ít, có nhà năm ngoái đã bán lương thực, có nhà thì lúc lương thực tăng giá đã đem bán nên giờ đều túng thiếu, may là người ở nông thôn thân thích vừa nhiều vừa sống gần nhau, khi gặp khó khăn cũng được bên đây bên kia hỗ trợ chút chút, ít nhiều cũng vượt qua được, trừ bỏ những người nhân cách quá kém thì dù bình thường quan hệ không tốt, đến lúc cần cũng có thể vươn tay ra giúp.

Dĩ nhiên chuyện mắt thấy người thân mình bị đói cũng mặc kệ không phải là không có. Lúc này còn chưa đến đường cùng nên làm việc cũng không đến mức tuyệt tình.

Thôn Cẩm Khê coi như khá khẩm nên mấy ngày này họ hàng thân thích tới thăm không ít, lúc rời đi thì trên lưng có vác theo gì đó. Có nhà có con gái con rể về ở hẳn luôn.

Nhiều người nhiều thị phi, mấy ngày này trong thôn diễn ra không ít trận cãi cọ, đều là việc lông gà vỏ tỏi, nhà Đông ầm ĩ xong lại đến nhà Tây ầm ĩ.

Nhà Cẩm Khê ít miệng ăn, bên bà nội không còn thân thích nào, họ hàng bên ông thì đều ở trong thôn nên thật không có mấy người tới gõ cửa nhà cậu.

Người cậu Ba này là chú Ba của chị dâu Anh Tử, nghe nói ở trên huyện mở tiệm buôn bán nhỏ, trước giờ hai bên không qua lại với nhau, không biết hôm nay sao lại tới thăm nhà.

Cẩm Khê tuy thấy cậu Ba này có chút tâm tư nhưng tới cửa cũng là khách, không thể bày tỏ thái độ ra ngoài, dù gì cũng là bên sui gia của chú Hai, nên do nhà chú Hai quyết định.

“Bà nội, ông nội và chú Hai đâu rồi ạ?” Cẩm Khê tìm khắp nhà cũng không thấy họ.

“À, bọn họ lên Đông Sơn nhặt củi, thời tiết càng ngày càng lạnh, sợ củi lửa không đủ nên đi nhặt” Bà nội trả lời.

“Ông có nói lúc nào thì về không ạ?”

Cẩm Khê đem thu nhập của ngày hôm nay đưa cho bà nội.

“Có nói đến bốn giờ thì bảo cháu lên núi đón họ”

Bà nội vỗ tay một phát “Cháu coi giờ mấy giờ rồi?”

Cẩm Khê nhìn đồng hồ, ba giờ rồi “Vậy giờ con và anh Cẩm Dương đi luôn ạ. Đại Bảo anh mặc áo lông vào đi cùng với bọn em luôn nghen.”

Thấy Đại Bảo vào nhà, Cẩm Khê nghĩ để Đại Bảo đi cùng trông xe một chút. Nói xong thì chạy đến gian nhà phía Tây lấy cái áo lôиɠ ʍυa cho Đại Bảo ra.

“Không mặc, nóng.” Đại Bảo lắc đầu, dẩu miệng.

“Không được, Đông Sơn gió lớn lắm” Cẩm Khê nói xong thì khoác áo lên người Đại Bảo.

“Không mặc, nóng.” Đại Bảo trốn ra sau.

“Không mặc cũng không sao đâu, Đại Bảo có mặc áo bông đấy, lúc đi chú Hai cháu cũng chỉ khoác miếng vải nỉ đen bên ngoài để chắn gió, Đại Bảo không có sợ lạnh giống cháu đâu nha”

Thím Hai bưng chậu nước từ nhà bếp đi ra, thấy Cẩm Khê cố sức khoác áo lông lên người Đại Bảo liền cười, bản thân thằng bé này sợ lạnh nên nghĩ người khác cũng sợ lạnh, chỗ bọn họ không có ai mặc áo lông hết, toàn một thân áo bông quần bông trải qua mùa đông thôi.

Cẩm Khê nghĩ cũng đúng, khi nãy Đại Bảo chỉ mặc áo bông đứng ngoài cửa đắp tuyết, giống như không thấy lạnh. Cậu đem cất áo lông, mang áo khoác của chú hai theo.

Đại Bảo khó chịu nên xoay tới xoay lui, cảm thấy quần áo cứng quá. Cẩm Khê đội mũ có dây cài cho anh xong thì đi tới Cẩm Dương đã ngồi lên xe.

Ba người ngồi trên xe, đi được nửa đường thì Cẩm Khê bỗng nhiên nhớ ra “Đại Bảo, vừa rồi cậu Ba nói gì với anh vậy?”

Đại Bảo miệng ngậm kẹo, tay kéo kéo sợi dây vướng quanh cổ.

“Ổng hỏi nhà mình có bao nhiêu lương thực, có thịt gì để ăn không”

Lại kéo kéo dây “Nó siết cổ anh này.”

“Anh đội mũ cho tốt đi, vào núi gió lớn lắm” Cẩm Khê bỏ cây roi xuống, xoay qua giúp anh nới lỏng dây ra

“Vậy anh trả lời cậu thế nào?”

“Anh nói anh không biết, lâu rồi không được ăn thịt, ăn bánh bột bắp hoài ngán quá”

Con ngươi Đại Bảo xoay tròn, cười xấu xa.

Cẩm Khê vui vẻ, “Khó ăn hả, lần đó anh ăn không ít đâu đó”

“Tại bà nội làm vừa ngon vừa ngọt chứ bộ.”

Đại Bảo sắp chảy nước miếng cả ra, nhà cậu làm bánh bột bắp đều bỏ thêm đường bên trong, khi nướng để một mặt khét chút ăn cho giòn, mặt kia rất mềm.

Bột thì do lớn nhỏ trong nhà xay đi xay lại nhiều lần nên rất mịn, đôi khi còn cho thêm bột mì làm nhân. Đừng coi thường lương thực phụ, nếu biết cách chế biến đều có thể trở nên mỹ vị.

“Đại Bảo, sau này có người nào hỏi anh anh cứ trả lời như thế nha” Cẩm Dương đang đánh xe vội quay đầu lại nói, “Cả nhà cậu Ba của chị dâu em cũng không vừa, tâm bất chính lắm, có hỏi gì hai anh em cũng đừng nói” Cẩm Dương lộ ra vẻ mặt không vui “Lúc ở huyện nhà họ chèn ép nhà cha vợ anh lắm, em vợ anh lên huyện cũng không được họ cho một bữa cơm nóng để ăn, hiện tại đến đây không biết có ý đồ gì”

“Dạ, hôm nay Đại Bảo rất thông minh nghen”

Cẩm Khê khích lệ sờ sờ đầu Đại Bảo, dùng sức đè cái mũ làm Đại Bảo phải co cổ lại. Khoảng thời gian này hình như Đại Bảo thông mình hơn nhiều.

Những lời hồi nãy cũng không phải có người dạy cho anh. Thời buổi hiện tại người trong nhà đều cẩn thận, lo Đại Bảo bị người ta gạt nói ra chuyện gì nên những lúc làm việc mọi người đều làm sau lưng Đại Bảo, ai ngờ hiện tại anh cũng có tâm nhãn rồi.

Đến chân núi Đông Sơn, để Đại Bảo ngồi ở dưới chờ, Cẩm Khê Cẩm Dương đi lên núi, Đông Sơn không cao, qua qua lại lại chỉ có hai cái sườn núi liền đến bên kia núi, đầu bên kia cũng là đất ruộng của thôn, phân nửa núi Đông Sơn đều là đá tảng không to mấy, một nửa đều là cây tùng cây thông, hồi xưa cây trên núi bị rất chặt nhiều, sau chính phủ phát động phong trào trồng cây gây rừng, hàng năm mấy trường học xung quanh đều đến đây tổ chức hoạt động trồng cây, Cẩm Khê nhớ mình cũng từng trồng ở đây đấy, không biết có phải cái cây kia không nhỉ, mới vài năm đã phủ xanh cánh rừng rồi.

Cậu suy đoán ông nội sẽ không đi bìa rừng, cũng không đến khu nghĩa địa bên kia, như vậy nhưng nơi họ có thể đến thu hẹp rất nhiều, đi tìm một chút quả nhiên đều ở đây.

“Sao các cháu sớm vậy. Đánh xe đến à?” Lúc nhìn thấy Cẩm Khê ông nội đang cùng chú Hai buộc dây thừng.

“Dạ, có Đại Bảo trông xe. Không có việc gì đâu ạ.” Cẩm Khê, Cẩm Dương tiến lên phụ.

“Vậy được, chở một chuyến về nhà trước đi, hơi bị nhiều đấy.”

Cẩm Khê nhìn, đều là cành tùng chặt từ trên cây, có cả cành vụn nhặt trên đất, dưới cùng đều là phần rễ của cây khô.

Trên núi có tuyết nên trực tiếp kéo đi là được, mỗi người kéo một bó lớn xuống núi.

Đại Bảo từ xa đã nhìn thấy, cười ha ha chạy lên, vừa chạy vừa đá tuyết, cực kỳ tràn đầy tinh lực.

Mọi người khiêng từng bó để lên xe lừa “Ông nội đừng lên núi nữa, một chuyến là đủ rồi.”

Lão gia tử thở gấp mấy cái, lấy cái tẩu vắt bên hông rít một hơi thuốc

“Vậy mấy đứa đi đi”

Ông cũng không kiên trì nữa, dù sao cũng lớn tuổi rồi, ở trên núi thì không phát hiện ra, giờ đã xuống lại leo lên lần nữa thì khó à.

Đám người Cẩm Khê lại lên núi kéo xuống thêm một chuyến, rốt cuộc xe không thể chở hết, cuối cùng hai người một nhóm kéo luôn về nhà.

Đem củi chất gọn ở chân tường phía Bắc, số lượng đủ để trong nhà đốt ba bốn tháng, cành tùng thì được bôi thêm một lớp dầu.

Phần đất bên trên hầm ngầm nhà họ đào ở sân ngoài trồng ít bắp để che đậy, nhà cậu nhất quyết không đυ.ng tới căn hầm đó, giữ lại phòng hờ bất cứ tình huống nào.

Diệp lão gia tử luôn là đi một bước xem ba bước, cặn kẽ hỏi tình cảnh trong mộng của Cẩm Khê, từng bước chuẩn bị.

Thừa dịp hiện tại vẫn còn tốt, có thể chuẩn bị được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu.

Điểm này Cẩm Khê không thể sánh bằng ông nội mình.

Buổi tối, cậu mợ Ba của Anh Tử được Cẩm Dương đánh xe đưa về, nhưng chỉ là về nhà mẹ của chị dâu Anh Tử, chứ nếu là về nhà họ ở huyện thì dám tới nửa đêm mới đến lắm, chị dâu Anh Tử cũng đi cùng họ, Hổ Tử thì ở nhà.

Lúc ăn cơm nghe cậu Ba mợ Ba nói chuyện vòng vo, Cẩm Khê cuối cùng cũng biết được họ là đến mượn lương thực, bất quá Cẩm Khê cảm thấy cậu Ba đến mượn lương là thật, sang đây xem tình hình nhà cậu cũng là thật.

Hơn nữa cậu mợ Ba đến đây mượn lương, chị dâu Anh Tử và Cẩm Dương đều thấy hơi ngượng, đặc biệt là chị dâu Anh Tử, cô không tin nhà mẹ cô không chịu cho chú cô lương thực, giờ đến đây hỏi mượn không phải là đánh vào mặt nhà mẹ của cô sao.

Cho nên cô cùng họ về nhà mẹ, muốn hỏi xem rốt cuộc xảy ra chuyện gì.

Kết quả về nhà nghe ngóng mới biết được chuyện gì xảy ra, thì ra cậu mợ cô ở huyện kinh doanh đồ ngũ kim, sau tai nạn châu chấu lương thực trở nên khan hiếm, họ không chống đỡ nổi nữa, hệ thống cung cấp sưởi ấm trên huyện còn bị hỏng, mấy ngày này không có hệ thống sưởi, nếu ở nhà trệt mỗi nhà có giường đất còn đỡ không có gì ảnh hưởng, còn ở nhà lầu đều bị lạnh cóng, năm kia nhà cậu mợ cô mua nhà lầu, còn là ở trên tầng cao, lúc đó khoe khoang khắp nơi hiện tại thì phiền toái rồi, chưa kể không được cung cấp sưởi ấm, lên xuống cầu thang cũng là vấn đề.

Người thành phố hiếm ai trữ lương thực, đều là ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu, nhà cậu mợ Ba cũng thế, cạn lương thực liền chạy về thôn ông bà nội của Anh Tử ở.

Cha Anh Tử có bốn anh em, chỉ có cậu mợ Ba sống trên huyện, bình thường đều xem thường mấy anh em khác. Mọi người nể mặt cả hai đều là người nhà nên tiếp tế cho họ một chút lương thực, cũng là vợ của mấy anh em trước đây chịu không ít coi thường của họ nên tức giận trả đũa lại.

Con dâu cả sống chung với ông bà nội của Anh Tử cũng không vui, chưa đầy nửa tháng đã tìm một căn nhà khác trong thôn để cả nhà họ dọn ra ngoài ở riêng .

“Thật ra con có hỏi mẹ con, Bác Cả, chú Út và nhà con đã cho họ không ít lương thực đủ để ăn đến sang năm, nói như thế nào cũng là bà con vớ, hơn nữa còn có ông bà con ở đây mà. Nhưng thím Ba con còn có chị dâu bên nhà thím lấy đi một phần. Nhà chú Ba con cũng không biết tiết kiệm, đổi hết bắp lấy gạo và bột mì nên mới như vậy, nhà con bên kia toàn trồng đậu nành và bắp, không giống thôn mình có vài mẫu ruộng nước, năm nay gặp nạn sâu bệnh, nhiều nhà đều không có mua gạo, có thể ăn no là được, có ai lại kén chọn lương thực phụ với lương thực chính như chú ấy.”

Cụ bà nghe xong thì thở dài

“Thật ra mấy năm này điều kiện nhà mình tốt nên cũng không ăn nhiều lương thực phụ. Ngoài giữ lại một ít cho gia súc ăn, bắp đều đem bán hết, mua gạo, bột mì về ăn. Hồi ông bà còn trẻ cũng không soi mói như vậy, có gì ăn đó. Vậy mà trước đó bà còn lấy mấy túi bắp ở sân trước đổi lấy gạo ăn”

“Ha ha! Vẫn là bánh bắp bà nội làm ngon nhất, tối hôm qua con về nhà mẹ ăn ít bánh bắp nhà con làm, ăn thấy rát lưỡi”

Anh Tử vừa thấy tâm tình bà nội có chút không tốt thì nhanh chóng cười nói,

“Từ nhỏ tới lớn con chưa được ăn mấy lần nữa, đó giờ toàn luộc lên ăn, còn lại đều đem bán hết. Con còn không biết bánh bắp ăn ngon đến vậy đó”

“Rát lưỡi là do bột chưa được nhuyễn đó. Xay thêm vài lần nữa là được.”

Bà nội truyền thụ kinh nghiệm.

“Mẹ con thấy phiền lòng lắm. Nhà chú Ba con hết lương thực liền cùng thím Ba đến khóc lóc than thở với các họ hàng gần nhà. Thật không hiểu họ nghĩ gì nữa, lấy lương thực của mình cho người khác xong còn muốn đòi thêm. Mẹ con với mấy nhà họ hàng bên con vốn không muốn giúp nữa, nhưng họ cứ nài nỉ riết, chỗ bà con với nhau không giúp thì thấy khó xử. Đây chỉ mới là năm đầu tiên, lỡ sang năm họ còn như vậy thì sao.”

Anh Tử chau mày nói.

“Nói thật anh thấy chú Ba của em gian manh lắm, không chừng ổng lén lút trữ lương thực đó”

Cẩm Dương càng lúc càng chướng mắt chú Ba của vợ mình.

“Ai mà biết được, bất quá họ cứ như vậy, anh cứ chờ coi sau này có ai cho nhà họ mượn lương thực nữa không. Ông bà và ba con nói nếu sau này họ có mò tới nhà mình mượn thì chúng ta đừng có cho mượn”

Anh Tử cảm thấy trong lòng như có một luồng lửa.

“Vẫn phải dựa vào bản thân thôi” Diệp lão gia tử nhắm mắt lại, ngồi ở đầu giường gần lò sưởi, thì thầm.