Ngày hôm sau, trời tờ mờ sáng Kế Hứa đã ra ngoài, anh đẩy một chiếc xe đạp đòn dông (1) từ trong nhà xe phía nam ra. Cũ nát đến không thể tưởng tượng nổi, không có phanh xe, má phanh chính là một miếng lốp xe đạp đã bỏ buộc vào bánh xe trước. Lúc cần phanh xe sẽ dùng chân đạp chạm đất, dựa vào ma sát của lốp xe cũ và bánh trước xe đạp để giảm tốc độ. Trên đòn dông phía trước treo một túi vải bố, dùng để chở những đồ vụn vặt mua được ở chợ phiên.
Bên trái chỗ ngồi phía sau treo một l*иg hấp chế từ nan tre với túi da rắn, Lăng Lài đi cùng chỉ có thể ngồi một bên.
Chiếc xe đạp thô sơ, cồng kềnh chạy qua đường mòn thôn quê gồ ghề, bụi bặm tung bay, đến đường cái rộng lớn trải sỏi của trấn trên, hôm nay là ngày họp chợ, thị trấn với người đi xe tới vừa phức tạp vừa náo nhiệt.
Kế Hứa để Lăng Lài xuống, hai người chia nhau mua sắm vật dụng hàng ngày, hẹn một tiếng sau gặp nhau tại cửa ra thị trấn.
Bên trong chợ đầy rẫy những người bán rau và cây ăn quả, đủ thứ mùi thịt tươi sống hỗn tạp, rộn ràng, đầu người nhấp nhô.
Băng qua biển người, Kế Hứa dừng lại tại cửa của cửa hàng điểm tâm sáng, ông chủ vừa thấy anh tới, lập tức dừng công việc và chào đón anh.
“Ô! Cậu nhóc, cậu đến rồi à!” Chú bán thức ăn sáng thời trẻ là đồ tể có tiếng trong mười dặm tám thôn, cao lớn, vai rộng, gương mặt dữ tợn.
“Ừm.” Kế Hứa đáp một tiếng, giọng trầm khàn nhám, như gió đêm thổi qua triền núi, thấm đầy khô khan lượn vòng gào thét.
“Để tôi xem hàng cậu làm.” Ông chú liếc nhìn túi u-rê da rắn(2) treo sau xe, trực tiếp mở miệng nói.
Kế Hứa không lên tiếng, sau khi tháo túi ra quăng vác lên vai trái và đặt lên bàn trống trong nhà.
Anh có một vẻ hoang dã tháo vát hơn cái tuổi này, vết chai sần đầy tay, sức mạnh khắp người và một đôi mắt đen nhánh, chứa đầy sao sáng nhỏ bé trong đêm tối.
L*иg hấp làm từ nan tre, dày rộng cứng chắc, chỗ buộc nối tinh tế lại bền chắc. Chỗ đáy l*иg đan được xử lý vô cùng tinh xảo, mắt thường không một chút vụn tre nào.
Ông chú kiểm tra xong cả bộ dụng cụ hấp còn lại, khen một câu tự đáy lòng: “Giỏi ghê nha, thằng nhóc như cậu còn có thể thật sự là một thợ đan tre nứa giỏi hiếm có.”
Nói rồi ông bỏ tiền từ trong túi ra ngoài, lại hỏi một câu mập mờ: “Có biết làm mấy hàng mây tre đan lát khác không?”
Kế Hứa gật đầu bình tĩnh, suy nghĩ một chút: “Ông còn cần gì?”
Phiên chợ huyên náo, tốc độ nói chuyện của anh rất chậm, âm thanh đi qua máy trợ thính trở về lỗ tai bản thân khiến anh khó tránh khỏi có chút khó chịu. Giọng khàn khàn và quái dị đến nỗi khiến anh ở trước mặt Gia Doãn căn bản tự ti không có sức mở lời, lại đè trở lại tận đáy lòng không dám nói ra, cảm giác ấy giống như ai đó bóp cổ không còn một chút khí để hít thở.
“Vợ tôi thiếu một bộ chiếu tốt, cậu xem cậu biết làm không?” Ông chú nói xong lời này có chút ngại liếc nhìn về sau bếp, khẽ nói thêm một câu: “Tiền không thành vấn đề, cậu phải làm thật tốt, chính là...”
Ông chú ấp a ấp úng cả buổi cũng không thể nói rõ yêu cầu, cuối cùng vỗ đầu một cái, nói: “Dù sao thì chính là phải ngủ thật thoải mái, hiểu không?”
Kế Hứa gật đầu nói: “Tôi hiểu.”
Anh thấy trên mặt ông chú có chút ngượng ngùng không đè nén được, môi mấp máy và báo số tiền.
“Ba trăm.”
“Cái gì?” Ông chú trợn mắt, tiền trong tay còn chưa cầm chắc, một trăm tệ là giá cả một bộ l*иg hấp trước đó đã thảo luận xong với Kế Hứa.
“Thằng nhóc cậu mượn gió bẻ măng à?! Coi ông đây là người tiêu tiền như rác à?”
Kế Hứa ngồi xổm xuống mặt một trăm tệ lên, nhét vào túi của mình, chậm rãi nói: “Ba trăm, làm cho ông một bộ chiếu tốt.”
Giọng điệu vô cùng chắc chắn.
Người xếp hàng mua bánh bao càng ngày càng nhiều, liên tục thúc giục, giữa bầu không khí ẩm ướt đang tràn ngập mùi thơm bột gạo, ông chú rối loạn, nói: “Được thôi, bao lâu làm xong?”
“Hai tuần.”
Thuận mua vừa bán, ông chú ngăn bước Kế Hứa. Mở l*иg hấp nóng hổi lên, kẹp hai cái bánh bao lớn nhân thịt ra bọc lại cho anh.
Trời nóng lại oi bức. Kế Hứa buộc chặt túi nhựa đựng bánh bao lại, treo trên tay vịn xe đạp, đẩy xe rời khỏi.
Anh đi qua một cửa hàng hải sản, nhìn những con tôm sống nhảy nhót trong hồ dưỡng khí thủy tinh mà ngẩn người một chút.
Có một bà lão dắt theo bé gái chỉ vào tôm sống hỏi giá. Sau khi nghe giá cả, bà ta tặc lưỡi không thôi: “Sao bán đắt như vậy? Có ai ăn nổi không?”
Người lái cá liếc qua một cái, la hét: “Đây là tôm sông nuôi thả, dinh dưỡng thơm ngon mà không ô nhiễm, đứa trẻ nhỏ ăn xong khỏe mạnh, ăn xong thân thể cao lớn. Chị hai, lấy một cân cho bé nhà bà đi, xào hay nấu cháo đều rất ngon.”
Bé gái nhỏ tết hai bím tóc nhỏ cao chót vót, trong miệng ngậm một cây kẹo, ngón út mũm mĩm chỉ vào hồ tôm, lẩm bẩm muốn ăn bị bà nội của nó kéo đi.
Trong hồ cá trước mặt Kế Hứa có vài con cá chép lớn to mập, bỗng nhiên vẫy đuôi trong hai cái máng sâu hàn bằng lá sắt, cuồn cuộn dữ dội, trong phút chốc nước văng tung tóe, thấm ướt vạt áo của anh.
Anh lấy lại tinh thần, chỉ vào hồ dưỡng khí của tôm sống, nói với ông chủ: “Lấy nửa cân này.”
Thơm ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, thích hợp cho bé gái nhỏ ăn.
Kế Hứa đẩy xe, nghĩ đến cô gái kén ăn lại yếu ớt kia, tâm trạng rung động, không kiềm được bước nhanh hơn.
Tìm nửa vòng mới tìm thấy một cửa hàng bách hóa, dựa theo danh sách mà Gia Doãn đưa cho anh lựa chọn đồ dùng tắm gội. Cả cửa hàng chỉ có anh khác giới, một đám đối diện nhìn anh, tuy rằng trên mặt anh rất ngượng, lúc chọn mua xong cũng không dám lơ là, sợ mua nhầm cũng sợ mua hớ.
Sau khi kiểm tra từng thứ một xong, ánh mắt lại lướt qua một hàng những chai thấp nhỏ đủ mọi màu sắc đặt trên kệ hàng vững vàng ở phía dưới cùng.
Kế Hứa nhớ tới buổi chiều đó, thiếu nữ khuôn mặt hào hứng ngồi trên đất dưới cây hòe già. Đôi chân mềm mại nhỏ bé, mắt cá chân gầy yếu, còn có sơn móng chân màu vàng nghệ cực kỳ sáng chói và đẹp đẽ nhất trên ngón chân cái.
Anh nghĩ tới đây, trái tim như bị ánh lửa hung hãn thiêu đốt một chút, chợt căng thẳng.
Mặt anh đỏ lên rồi như người mất hồn.
---
(1) Xe anh nát cỡ này này, ảnh trên mạng, copy để minh họa ạ.
(2) Túi tương tự như này