Thập Niên 60: Cường Thủ Kiếm Tiền

Chương 2: Xuyên Việt 1956 (2)

Nhưng nói đi nói lại, thời này có đứa trẻ nào ở đây có thể sống thoải mái? Trẻ con nhà ai cũng phải làm việc, lên núi bổ củi ra đồng kiếm điểm công.

Chú thím đối với con cái trong nhà đều là kiểu không hài lòng trực tiếp táng cho cái bạt tai hoặc xách cây đánh, nguyên chủ bởi vì mẹ gửi cho năm hào, rõ ràng chưa từng ăn bạt tai, nhưng trên người lại không ít vết dao gây ra và vết bầm tím tụ lại.

Đợi nguyên chủ lớn thêm chút nữa, trở thành một cô gái, tính tình của chú thím cũng tốt lên, trông có vài phần ôn hòa dễ gần.

Người trong thôn đều nói: Con gái của Sở Đại Giang cũng coi như khổ tận cam lai rồi.

Sở Thấm không biết cam lai hay chưa, nhưng từ trong ký ức, từ nửa năm trước sau khi mẹ qua đời, cô biết nguyên chủ rất khổ, thuộc kiểu khổ về tinh thần.

Từ khi đó cô không cha không mẹ, thật sự ăn nhờ ở đậu, một hạt gạo một giọt nước đều là ăn của người khác uống của người khác.

Nguyên chủ tâm tư nhạy cảm, một tháng trước vô tình biết chú thím đang nhờ bà mối tìm chồng cho cô, trong lòng cô hơi khó chịu.

Đợi khi biết người bà mối tìm là Vương Kiến Minh chân què thôn bên cạnh, cô không thể chịu nổi, tâm trạng tệ nghẹn ứ suốt nửa tháng, có buổi tối không thấy đường ngã lên tảng đá trong mương nước, tỉnh lại lần nữa đã thành Sở Thấm rồi.

Nếu nói chú thím có xấu bụng không?

Kỳ thực không có.

Nếu có cũng chỉ là muốn gả đứa cháu gái hờ này đi. Dù sao thì tới lúc đó mình thành “nhà mẹ” cháu gái, lễ lộc tết tư còn có thể nhận được chút “quà biếu”.

Nhưng trời đất chứng giám, cho dù như vậy cũng không thể chọn bừa một người gả cháu gái đi được.

Tuy Vương Kiến Minh đó chân què, nhưng có bối cảnh. Cha anh ta là phó liên trưởng dân binh, bản thân anh ta cũng học xong cấp hai, hai năm trước thuận lợi trở thành phát thanh viên hệ vừa học vừa làm.

Gia đình giàu có, tính tình trung hậu thành thật, nhà có ba anh em, tuy chân què nhưng lại được cha mẹ yêu thương coi trọng.

Quan trọng là anh ta là người của thôn Tịnh Thủy, chú thím của nguyên chủ muốn gả cháu gái vào thôn Tịnh Thủy, gả tới đó ít nhiều có thể tiếp ứng này kia.

Nhưng theo nguyên chủ thấy, người này chân què, còn lùn, tướng mạo càng xấu, cô ấy không hài lòng, nghẹn mãi nghẹn tới mức xui xẻo chết.

Haiz!

Lúc Sở Thấm tỉnh lại, ký ức mà cô tiếp nhận không hoàn chỉnh, không biết nội tình bên trong, cả đầu toàn là cảm xúc “không gả không gả có chết cũng không gả” của nguyên chủ.

Chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc mãnh liệt cuối cùng của nguyên chủ, sau khi về nhà, chú thím vừa hay nhắc tới chuyện này, cô trực tiếp bày tỏ thái độ.

Kết quả chính là chú thím liên tục nóng giận, phẫn nộ bảo Sở Thấm thích cút đi đâu thì cút.

Chủ yếu là họ cũng không ngờ Sở Thấm sẽ cút, dù sao thì giận lên bảo con cái trong nhà cút đi là lời nói thường gặp của phụ huynh.

Sở Thấm cút thật.

Đợi sau khi cảm xúc của nguyên chủ hoàn toàn biến mất, lý trí của cô quay lại chiếm thượng phong, sau khi phân tích kỹ càng, cô cảm thấy mình có chỗ để cút cũng phải cút.

“Cũng tức là nói mình còn có nhà có đất?”

Sở Thấm đã sắp xếp xong ký ức sáng rực hai mắt lên!

Đúng vậy, cha của nguyên chủ đã để lại nhà và đất cho nguyên chủ.

Nhà là nhà cô lập trong thôn, nằm trên sườn núi nghiêng nhất ở cuối thôn, phải qua con sông mới có thể tới, lúc nào cũng phải đề phòng lợn rừng sói hoang trên núi phá cửa vào nhà quấy rối.

Năm đó bởi vì chuyện sói hoang xuống núi cắn chết người, những nhà xung quanh đã chuyển tới bên kia sông hết.

Khi đó nguyên chủ đang theo mẹ sống ở thôn bên cạnh, chuyện mẹ tái giá vừa hay đã định xong, dựa theo quy tắc cũ trong thôn, nhà cô tuyệt hộ, không được phân chia nhà đất lại trong thôn.

Nhưng bất luận nói thế nào, nhà bên sông đó là của nguyên chủ, ba phần đất bên cạnh nhà là của nguyên chủ, chắc như đinh đóng cột không thể sửa được.

Ai dám chiếm, cho dù mẹ của nguyên chủ đã tái giá cũng có thể kéo nguyên chủ vào hương khóc, công việc của phụ nữ lúc này chính là làm cho hừng hực khí thế.

Còn đất, trong thôn cũng có chia đất ruộng. Nhưng từ khi cha của nguyên chủ qua đời, mẹ tái giá, đất đã bị thôn thu lại, nói là sau này mỗi năm sẽ chia lương thực cho nguyên chủ làm bồi thường, cho tới khi nguyên chủ xuất giá.

Vì vậy, chú thím có hơi bất bình.