Nếu Đồ Cổ Biết Nói Chuyện

Chương 29

Tượng gốm nhỏ nhìn Cận Mộc Đồng với đôi mắt sáng ngời, nó có thể thấy được những ngày này chị gái bận rộn với chuyện của nó như thế nào, nó cũng biết được tình hình tài chính khó khăn của chị gái thông qua một cú điện thoại của cô, điều duy nhất nó dành cho Cận Mộc Đồng vào lúc này chỉ có lòng biết ơn.

Nhìn thấy vẻ mặt buồn bực không vui của Cận Mộc Đồng, nó an ủi nói: “Không sao, chúng tôi cũng không nhất thiết phải ở bên nhau, anh tôi được người đó cất giữ, thấy người đó thích anh tôi như vậy, anh tôi nhất định sẽ không chịu oan ức gì đâu, cảm ơn chị gái nhiều."

Cận Mộc Đồng không nói gì, chỉ có thể xoa đầu tượng gốm nhỏ, nếu cô có tiền thì tốt rồi.

Tượng gốm nhỏ cũng cọ vào lòng bàn tay của Cận Mộc Đồng giống như đang an ủi cô.

Cận Mộc Đồng bình tĩnh lại, tập trung vào những mảnh vỡ của chiếc bát sứ Phấn Thái trong thời kỳ Đồng Trị của triều đại nhà Thanh được cô mang về kia.

Trước đây cô sửa chữa đồ gốm, hiện tại đồ cần sửa chữa là đồ sứ, tuy rằng nói sửa chữa đồ gốm với sửa chữa đồ sứ có điểm giống nhau, nhưng lại rất khác nhau, nên cô cũng không hoàn toàn nắm chắc.

Để cho an toàn, cô trò chuyện với bức tranh cổ trong khi lật xem phần mô tả về sửa chữa đồ gốm trong “Hướng dẫn cơ bản về sửa chữa đồ cổ”.

Trong sách có ghi chép rằng gốm sứ đã trở thành đồ dùng sinh hoạt của người dân vào thời Đường và thời Tống, lúc bấy giờ đã có nghề sửa chữa gốm sứ. Tuy nhiên, cách sửa chữa gốm sứ sớm nhất là sử dụng bột mì và vôi trộn với nước sôi để kết dính những đồ gốm sứ bị hư hỏng, nhưng đồ gốm sứ dùng cách này để sửa chữa không hề vững chắc, thậm chí không thể dùng để đựng nước.

Sau đó xuất hiện công nghệ hàn đồ sứ, đồ gốm sứ bị hư hỏng được đánh dấu, đυ.c lỗ nhỏ ở cả hai mặt, gắn đinh hàn vào, cuối cùng là bôi mỡ lợn và vôi sống lên, trong Thanh Minh Thượng Hà Đồ cũng xuất hiện hình ảnh của những người thợ thủ công hàn đồ sứ. “Không có kim cương thì đừng ôm đồ gốm vào người” cũng là chỉ hàn đồ sứ.

Tu bổ bằng cách sơn lên hay còn gọi là phương pháp sửa chữa đồ sứ bằng vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được truyền bá sang Nhật Bản, vì phù hợp với thẩm mỹ của người châu Á hơn, nó cũng rất được ưa chuộng ở Đông Nam Á. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để sửa chữa ngọc bích, đất sét hay là đồ gỗ.

Cận Mộc Đồng đọc từng trang.

Cô đọc rất nghiêm túc, lĩnh ngộ cực cao, nếu so sánh với nhau, cô cảm thấy tất cả phương pháp này đều không thích hợp, cuối cùng suy nghĩ cả ngày, cô nghĩ ra được một phương pháp thích hợp nhất.

Nhưng cô không hành động hấp tấp, mà trước tiên hỏi ý nghĩ của bức tranh cổ.

Trong tình huống cô chưa nói gì, bức tranh cổ cũng im lặng, sau khi nghe câu hỏi của cô, anh gật đầu tán thưởng.

Cận Mộc Đồn có được sự khẳng định của bức tranh cổ, không trì hoãn nữa.