Chương 49: Người đuổi ta làm chi
Thanh Lam nghe thấy Đại Giác đại sư nói như vậy, đoán chắc Thiên Lý Cô Hành Khách thể nào cũng có một chuyện gì rất đau lòng và rất uẩn khúc, mới có hành động và cử chỉ như vậy. Chàng rất thông cảm người ấy, đang định lên tiếng hỏi tiếp thì Đại Trí thiền sư đã lên tiếng hỏi trước:- Đại sư huynh, theo lời đồn của giang hồ thì bảo y thề không ra khỏi sơn cốc nửa bước, và ai vào trong sơn cốc tìm y thì cũng bị y vứt ra ngoài, nhưng chỉ bị thương nhẹ thôi, chứ y không hề gϊếŧ hại ai hết. Vậy sao bây giờ y lại bỗng nhiên tới bổn chùa lấy trộm kinh và đả thương người như thế?
Đại Giác đại sư ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
- Tính nết người ấy quái dị lắm, ngày thường hành vi của y ra sao, mỗi người nói mỗi lối, khó mà phân biệt được. Cứ căn cứ chưởng của y vừa tấn công Giang thí chủ hồi nãy thì thấy y ra tay rất ung dung, nhưng oai lực lại mạnh không thể tưởng tượng được, có thể nói trong võ lâm ít thấy, huống hồ hai câu thơ mà y vẫn ngâm nga thì ngoài y ra, không có người thứ hai nào lại nói đến hai câu thơ ấy.
Nói tới đó, lão hòa thượng liền đưa mắt liếc nhìn Thanh Lam với vợ chồng Văn Úy rồi nói tiếp:
- Ba vị thí chủ không phải là người ngoài nên lão tăng mới dám nói sự thật. Nói ra thì hổ thẹn lắm. Ba hôm trước đây, bỗng có một nữ thí chủ mặc áo đỏ, lưng đeo trường kiếm, đòi gặp lão tăng. Tri Khách tăng trong chùa thấy nàng đem theo võ khí như vậy, biết thế nào cũng có ác ý, nên chúng mới từ chối, bảo lão tăng không tiếp khách lạ mặt bao giờ. Ngờ đâu nữ thí chủ ấy nghe thấy chúng nói như vậy, liền cười nhạt, giơ tả chưởng lên nhằm một pho tượng trong Tứ Đại Thiên Vương ở phía bên trái cách xa khẽ đẩy một thế. Chỉ nghe thấy kêu "lách cách" mấy tiếng thật lớn, pho tượng cao mười mấy trượng như vậy đã bị chưởng phong của nữ thí chủ kia chấn động đến nỗi vỡ tan tành, rồi nữ thí chủ ấy lạnh lùng nói:
- Phương trượng của các ngươi có tiếp khách lạ mặt hay không?
Điều này cũng không quan trọng cho lắm. Cô nương chỉ báo cho các người biết, ba ngày sau cô nương sẽ lên đây lấy cuốn Dịch Cân Kinh, bảo phương trượng của các ngươi nên tự lượng một chút thì hơn!
Nói xong, nàng ta đi luôn. Chờ tới khi Đại Trí, Đại Tuệ hai vị sư đệ hay tin, đuổi theo ra để xem là ai. Ngờ đâu nàng ta đã đi mất dạng rồi. Ba vị nên rõ, bốn pho tượng Tứ Đại Thiên Vương để ở trước cửa đều cao mười lăm trượng, dù cao thủ hạng nhất của giang hồ muốn một chưởng đánh vỡ cũng không phải là chuyện dễ, ngay chính lão tăng đây cũng tự biết không sao có công lực mạnh như thế được.
Ngờ đâu, thiếu nữ áo đỏ lại giơ bàn tay ngọc lên khẽ phất một cái mà pho tượng kia đã đổ ụp xuống, đủ thấy công lực của nàng kinh người biết bao. Nàng còn bảo ba hôm nữa sẽ tới đây lấy Dịch Cân Kinh của tổ sư để lại. Lão tăng biết nàng không thể nói ngoa đâu, vì thế mới ra lệnh cho các đệ tử ở khắp nơi, nội trong ba ngày, mau trở về để hộ pháp bổn chùa. Ngờ đâu, lại gặp ba vị thí chủ giáng lâm đúng vào ngày thứ ba, ngày mà nàng áo đỏ hẹn ước, vì vậy mới có sự hiểu lầm như hồi nãy.
Thanh Lam, Văn Úy cùng quay đầu lại nhìn Hồng Tiếu. Lúc này hai người mới vỡ lẽ. Thì ra họ tưởng nàng là thiếu nữ áo đỏ đến để kɧıêυ ҡɧí©ɧ nên mới có sự hiểu lầm như vậy.
Đại Giác đại sư lại nói tiếp:
- Hiện giờ cuốn Dịch Cân Kinh mà Côn Luân lão thần tiên đã sai người đem trả lại cho bổn chùa đã bị lấy mất. Lão tăng dù có chết trăm nghìn lần cũng không sao chuộc lại được tội lỗi ấy. Lão tăng đã nghĩ kỹ rồi, hiện giờ tạm giao bổn chùa cho hai vị sư đệ hiệp lực chủ trì, còn lão tăng thì phải xuống núi ngay.
Đại Trí thiền sư nghe nói rùng mình một cái, vội khuyên ngăn rằng:
- Đại sư huynh là chưởng môn của một môn phái, không nên rời khỏi bổn chùa như thế. Việc này cho phép tiểu đệ xuống núi điều tra trước thì hơn!
Đại Giác đại sư lắc đầu, đáp:
- Chùa Thiếu Lâm đội ơn tổ sư truyền lại cho đã trăm nghìn năm nay, danh tiếng võ lâm, bây giờ ngộ tai biến như vậy là mất hết cả danh dự. Nếu không lấy lại được vật báu đã mất thì có lẽ từ nay cái tên của chùa Thiếu Lâm sẽ bị xóa bỏ chứ không sai, hương hoa? y bát cũng không thể nào bảo tồn được đâu. Huống hồ Thiên Lý Cô Hành Khách võ công thần kỳ khôn lường, vì vậy lão tăng định lên Ngũ Đài một phen xin yết kiến sư thúc để xem sư thúc chỉ bảo ra sao và mong Phật Tổ bảo hộ cho lấy lại được vật báu. Việc này quan trọng lắm, hai vị sư đệ nên nghe theo lão tăng đã xếp đặt như vậy thì hơn.
Vì cuốn Dịch Cân Kinh này là của Thanh Lam với Hắc Ma Lạt đã lấy được ở trong hang đá của Thập Nhị Tỷ La đại sư, sau Hắc Ma Lạt phụ trách đem trả lại cho chùa Thiếu Lâm. Khi ở trong hang đá, chàng cũng học hết Tỷ La Thập Nhị Thức, như vậy chàng với chùa Thiếu Lâm này cũng có thể gọi là có chút liên quan với nhau. Bây giờ, người ta đang gặp tai biến, chả lẽ mình khoanh tay đứng xem mà không giúp người ta hay sao?
Vì thế, chàng suy nghĩ giây lát, liền khẳng khái xen lời nói:
- Cuốn Dịch Cân Kinh của quí chùa bị mất trộm lần này, hai tháng trước đây đã do Côn Luân đại hiệp với tiểu sinh đã lấy được ở trong một cái hang đá. Sau đó, Hắc đại hiệp thân chinh đem lên đây hoàn lại cho quí chùa. Không ngờ ngày mất trộm lại đúng vào ngày tiểu sinh có mặt tại đây. Nếu đại sư có việc gì muốn sai khiến, tiểu sinh tuy bất tài cũng xin vui lòng vận hết hơi sức hèn mọn của mình để nghe lệnh của đại sư mà đi tìm kiếm lại cuốn kinh ấy.
Đại Giác đại sư nghe xong, hơi ngẩn người ra giây lát, sau hình như ông ta đã nghĩ ra một việc gì vậy, liền đỡ lời:
- Ngày Hắc đại hiệp đem bộ kinh tới đây, có nói cho lão tăng hay là đã đi cùng một vị tiểu sư đệ, không ngờ vị đó lại là Giang thí chủ.
Thanh Lam gật đầu và kể qua loa câu chuyện đó cho mọi người nghe một lượt.
Đại Giác đại sư khẽ niệm một câu Phật hiệu, rồi nói tiếp:
- Thế ra Giang thí chủ còn là môn hạ của Côn Luân lão thần tiên, lão tăng không biết nên mới thất kính như hồi nãy. Vật báu của tổ sư để lại còn được Lão Thần Tiên sai thí chủ với lệnh sư huynh đem tới trả cho bổn chùa. Đệ tử cùa chùa Thiếu Lâm đã cảm ơn Lão Thần Tiên với quí sư huynh đệ vô cùng rồi, bây giờ đâu còn dám làm phiền đến thí chủ nữa? Thí chủ có lòng hiệp nghĩa như thế, lão tăng thật cảm động hết sức.
Thanh Lam nghe xong, biết ý của lão hòa thượng này là cuốn Chân Kinh do họ đánh mất, thì họ phải tự tay đi lấy lại cho kỳ được chứ không muốn người ngoài, nhưng bây giờ mình ngẫu nhiên buông tha Lâu Nhất Quái đã bị giam giữ từ bốn chục năm, không biết Nhất Quái sẽ tác hoa. hay tác phúc cho nhà chùa như thế nào chưa thể biết trước được, và thiếu nữ áo đỏ lấy trộm cuốn kinh, không biết có phải là người đồng đảng của Thiên Lý Cô Hành Khách không? Đằng nào chuyến đi Giang Nam này thể nào cũng đi qua Cửu Hoa, chi bằng ta ngấm ngầm trợ giúp họ, may ra tìm được một chút manh mối nào, như vậy mới không phụ việc đã học hỏi được Tỷ La Thập Nhị Thức của Tỷ La Thập Nhị đại sư.
Suy nghĩ như vậy, nhưng chàng không nói ra cho mọi người hay.
Tối hôm đó, Đại Tuệ hòa thượng đón ba người ra phòng khách nghỉ ngơi. Sáng sớm hôm sau, ba người liền cáo từ Đại Giác đại sư rồi đi luôn.
Giang Nam là cái tên chung của các tỉnh ở nam ngạn sông Trường Giang. Thanh Lam với vợ chồng Văn Úy chỉ biết Hồng Tuyến cô nương đi Giang Nam thôi, chớ không biết nàng định đến tỉnh nào.
Giang Nam rộng lớn như vậy mà bây giờ ba người muốn tìm kiếm một người như thế, có khác gì là mò kim ở dưới đáy biển không? Sau ba người quyết định đi Hồ Nam trước, rồi sẽ quay về Giang Tây, Triết Giang, An Huy và Giang Tô, vân vân...
Ba người vội lên bờ đi theo đường cái quan mà qua Nam Dương, Tường Hà. Ngày đi đêm nghỉ, trong mấy ngày liền không có gì xảy ra. Hôm đó, đã tới Tảo Dương của tỉnh Hà Bắc, ba người vội vào trong thành kiếm một khách sạn lớn để ở trọ.
Cơm nước xong, thấy vợ chồng Văn Úy đi luôn mấy ngày vất vả, nên muốn để cho vợ chồng chàng ta được ngủ một giấc êm đềm, vì thế mà vừa ăn xong cơm, chàng đã đi về phòng nghỉ trước. Trong lúc chàng mới điều công vận thức xong, đang định lên giường đi nghỉ, thì bỗng nghe thấy trên mái nhà có tiếng động rất nhẹ. Chàng biết ngay là tiếng chần đi của những người dạ hành.
Chàng vội lấy cây Thất Tinh kiếm treo ở trên tường xuống, khẽ mở cửa sổ ra lẹ làng nhảy ra bên ngoài, rồi tung mình nhảy lên trên nóc nhà. Nhưng chàng nhìn đi nhìn lại không thấy một bóng người nào. Chàng nghe thấy tiếng ngáy của vợ chồng Văn Úy vọng ra rất lớn, biết hai người đang ngủ say. Chàng ngạc nhiên hết sức, bụng bảo dạ rằng:
"Rõ ràng vừa rồi nghe thấy có tiếng chân người đi qua mái nhà hẳn hoi sao ta lên tới nơi lại không thấy một cái bóng nào thế nhỉ?".
Chàng đang thắc mắc, bỗng nghe thấy chỗ cách mình đứng chừng bẩy tám trượng có tiếng người cười nhạt vọng tới. Tiếp theo đó, có một cái bóng đen nhanh như sao sa, xuất hiện ở xó tối, phi thẳng về phía Bắc, chỉ trong nháy mắt đã đi rất xa liền. Thấy thân pháp của người ấy nhanh như vậy, chàng cũng phải giật mình kinh hãi, và tự nhủ rằng:
"Người này là ai, sao lại có khinh công cao siêu đến như thế?
Rõ ràng tiếng cười nhạt vừa rồi là của người ấy cười mình chứ không sai".
Chàng là người hiếu thắng, khi nào chịu để cho người ta khinh thị mình đến như thế, nên chàng rảo bước đuổi theo ngay. Nhưng đuổi được vài phút thì bỗng thấy mất tích cái bóng đen ấy.
Thanh Lam ngừng chân lại, đưa mắt tìm kiếm thì bỗng ở chỗ gần đó có tiếng cười nhạt và tiếng người nói vọng tới:
- Hừ! Ngươi tưởng mình giỏi lắm đấy!
Rõ ràng là tiếng của một thiếu nữ và còn có một cái hình bóng đỏ hồng. Chỉ trong nháy mắt, nàng ta đã nhảy ra ngoài xa bảy tám trượng, nhanh như một mũi tên. Hai lần bị nàng ta diễu cợt, chàng chịu sao nổi, liền giở hết tốc lực của khinh công ra đuổi theo ngay.
Nhanh như một con chim cắt, nhưng chàng nhanh, đối phương cũng không chậm, đuổi mãi mà chàng không sao đuổi kịp được nàng ta, đủ thấy khinh công của nàng nọ cũng không kém gì mình. Chàng vẫn cố gắng đuổi, hai người một trước một sau, như hai luồng khói nhẹ lướt đi, chỉ trong một chốc đã đuổi nhau ra tới ngoại ô thành.
Lúc này huyền quan của chàng đã được đả thông, và môn khinh công không chỉ thị Ở tài linh xảo hơn người được, nên đuổi thêm một lát nữa đã phân biệt được ai cao ai thấp liền. Vì vậy càng đuổi chàng càng tới gần thiếu nữ áo đỏ. Chàng lại hít một hơi chân khí thật dài, giở hết tốc lực ra đuổi theo tiếp. Chàng như người có cánh bay, vượt qua đầu nàng nọ, tới chỗ cách xa nàng mấy trượng, chàng mới hạ chân xuống, quay đầu lại nhìn. Chàng thấy thiếu nữ áo đỏ người rất mảnh khảnh, lưng đeo trường kiếm, đang đứng yên nhìn mình, vẻ mặt giận dữ, đôi lông mày phượng dựng ngược, nhưng trông mặt của nàng lại đẹp tuyệt.
Chàng đứng ngắm nhìn nàng giây lát rồi mới nghĩ thầm:
"Chẳng lẽ người lấy trộm cuốn chân kinh của chùa Thiếu Lâm lại là thiếu nữ áo đỏ này chăng?...".
Chàng đang nghĩ thì thiếu nữ áo đỏ đã cười nhạt và quát hỏi:
- Ngươi là gì mà cản lối đi, không để cho cô nương đi như thế?
Sự thực bữa nọ nàng cũng không trông thấy rõ mặt chàng, bây giờ nàng mới nhìn kỹ. Nàng không tin trên thế gian này lại có một thiếu niên đẹp trai như thế, nên trống ngực nàng đập rất mạnh, hai má đỏ bừng, chân cứ từ từ lui bước.
Thanh Lam một mặt ngẫm nghĩ và chắp tay chào hỏi:
- Tiểu sinh đang muốn hỏi cô nương vấn đề này, không hiểu cô nương dụ tiểu sinh đến đây có việc gì chỉ giáo thế?
Thiếu nữ nọ phùng mồm trợn mép giận dữ đáp:
- Ngươi...ngươi thị cái gì mà đôi ba phen cứ đuổi theo cô nương như vậy? Nên cô nương mới dụ ngươi tới đây để so tài cao thấp một lần cho biết.
Thanh Lam thấy giọng nói của nàng hãy còn ngây thơ lắm, nhất là bảo mình đôi ba phen đuổi theo nàng, nhưng ai bảo nàng lấy trộm chân kinh của người ta? Nên chàng hơi suy nghĩ một chút liền cười và đáp:
- Nói như vậy, thì ra cô nương là người đã lấy trộm vật báu của chùa Thiếu Lâm đấy?
Thiếu nữ áo đỏ giận dữ, ưỡn ngực trả lời:
- Phải tôi thì sao?
Thanh Lam vẫn tươi cười nói tiếp:
- Tiểu sinh có việc này muốn xin hỏi cô nương.
Thấy Thanh Lam cứ nhìn mà cười hoài, nàng cũng hổ thẹn đến hai má đỏ bừng, không tiện nổi giận như trước, nhưng vẫn lạnh lùng hỏi:
- Việc gì? Ngươi nói đi!
- Không hiểu cô với Thiên Lý Cô Hành Khách xưng hô ra sao?
Thiếu nữ mặt hơi biến sắc, chần chừ giây lát rồi đáp:
- Anh ấy là sư huynh của tôi, chẳng hay người hỏi như thế để làm chi?
- Tôi muốn biết người lấy trộm cuốn kinh là ông ta hay là cô nương?
Thiếu nữ áo đỏ bỗng cười nhạt nói tiếp:
- Thế ra người định ra tay tiếp sức bọn hòa thượng chùa Thiếu Lâm đấy? Hừ! Có giỏi thì tiếp một chưởng của cô nương này.
Không đợi Thanh Lam trả lời, nàng đã múa chưởng nhằm mặt chàng tấn công luôn.
Ở chùa Thiếu Lâm đã đối chưởng với nàng hai lần, chàng đã biết chưởng lực của nàng lợi hại lắm, nên chàng chỉ nhảy sang bên tránh né thôi, rồi chàng giở Ly Hợp Thần Công ra lôi nàng sang bên.
Thiếu nữ áo đỏ ngạc nhiên hết sức, thấy chưởng phong của mình bị chân lực của đối phương lôi sang một bên, người đã mất thăng bằng, đâm bổ ngay về phía bên phải nửa bước. Nàng là người được nuông chiều quen rồi, tự cho là chưởng pháp của sư môn mình vô địch võ lâm, khắp thiên hạ này không ai chống đỡ nổi. Ngờ đâu bây giờ đối phương giở một luồng tiềm lực ra là lôi được chưởng lực của mình sang bên ngay. Nàng tức giận đến hai má đỏ bừng. Trong lúc người nàng còn đang loạng choạng, nàng đã vội quay một vòng, và người của nàng lướt tới gần chàng, thân pháp của nàng quái dị hết sức, và nhằm ngực chàng tấn công luôn.
Thanh Lam mỉm cười, ngửa người về phía sau vừa tránh thế công ấy, chàng đã vội nhảy ra ngoài xa mấy trượng.
Tự biết khinh công của mình không bằng đối phương, muốn đuổi cũng không sao đuổi kịp, nên nàng càng tức giận thêm, liền quát lớn:
- Đứng yên!
Rồi nàng nhún chân nhảy tới gần, giơ một ngón tay lên chỉ vào mặt chàng mà hỏi tiếp:
- Cô nương có câu chuyện này muốn hỏi người, người.. là môn hạ của phái nào thế?
Thanh Lam ngừng bước, đáp:
- Tiểu sinh là Giang Thanh Lam, môn hạ của phái Không Động.
Thiếu nữ có vẻ khinh thị, bĩu môi nói tiếp:
- Đệ tử của phái Không Động ư? Hừ! Thì ra cũng chỉ là một tay tầm thường thôi! Cô nương tấn công hai lần mà ngươi không dám chống đỡ một chưởng nào cả. Thôi được, chúng ta so tài bằng khí giới nhé.
Nàng vừa nói dứt, đã rút luôn cây nhuyễn tiên xanh biếc và bóng nhoáng ra, thân cây roi mềm này của nàng có rất nhiều những vẩy bằng gang nho nhỏ, đầu roi lại có những gai chĩa ngược lên, trông cây roi của nàng tựa như một con giao long vậy.
Nàng liếc nhìn chàng một cái, rồi bỗng nũng nịu nói tiếp:
- Này, roi của tôi là Bắc Hải Độc Lân Tiên (cây roi có vẩy độc ở Bắc Hải), những vẩy ở trên cây roi này của bổn cô nương đều tẩm độc hết, lúc đấu ngươi phải cẩn thận.
Giọng nói của nàng thánh thót như tiếng chuông ngân, nhưng không kém dịu dàng với ân cần.
Thanh Lam nghe thấy nàng ta bảo là mình tầm thường, vì vậy lòng hiếu thắng thúc đẩy, chàng chỉ muốn đấu với nàng ngay. Nhưng sau nghe thấy nàng nói như thế, chàng mới biết nàng mới ra đời, nên cử chỉ và lời lẽ ăn nói hãy còn ấu trĩ lắm, nên chàng đoán chắc người lấy trộm cuốn kinh của chùa Thiếu Lâm thể nào cũng là Thiên Lý Cô Hành Khách sư huynh của nàng, như vậy không nên đấu với nàng, vì dù có thắng nàng cũng không có nghĩa lý gì, nếu thua lại còn bị nàng chê cười là khác.
Chàng đang nghĩ ngợi thì nàng nọ lại quát hỏi tiếp:
- Thế nào, ngươi có chịu rút khí giới ra không?
Thanh Lam trợn ngược đôi mày lên, lui ngay về phía sau tránh né. Nhưng khinh công của nàng ta cũng không kém gì mấy, nên chàng vừa đứng vững, lại thấy roi thứ hai của nàng quật tới. Lần này còn có một luồng gió tanh hôi xông lên mũi nữa, khiến chàng buồn nôn oẹ. Chàng liền nổi giận và nghĩ thầm:
- Chắc Thiên Lý Cô Hành Khách không phải là người chính phái đâu. Cứ xem khí giới của sư muội y cũng đủ chứng minh y thuộc về tà ma ngoại đạo rồi. Những vẩy ở trên cây roi của nàng có tẩm thuốc độc, ta không nên dùng tay cướp...
Đang lúc ấy, chàng sực nhớ đến thân pháp của Ly Hỏa Chân Nhân khi điểm huyệt Liễu Kỳ, tiến thoái biến hóa như cá bơi trên giòng nước ngược, chàng mới quyết định dùng thân pháp ấy mà đấu với nàng ta xem sao?
Nghĩ như vậy, chàng lại còn thọc hai tay vào trong tay áo, rồi cứ thế mà tránh Đông né Tây, tha hồ cho thân pháp của thiếu nữ áo đỏ nhanh đến đâu cũng không sao đυ.ng chạm vào người chàng được.
Chỉ trong nháy mắt, thiếu nữ đã tấn công được hai mươi hiệp rồi. Nàng càng đấu càng tức giận, liền quát hỏi:
- Ngươi cứ tránh né như vậy mà còn dám tự nhân mình là anh hùng hay sao?
Thanh Lam vừa cười vừa đáp:
- Muốn thắng cũng không khó khăn gì hết, nhưng nếu có thua phải cho tôi biết hiện giờ bộ Dịch Cân Kinh ở đâu đấy nhé.
Thiếu nữ thấy chàng nói dễ dàng như vậy, hình như là mình thế nào cũng phải thua chàng nên nàng tức giận vô cùng, hậm hực đáp:
- Được!
Nói xong, nàng liền giở thân pháp thượng thặng ra, bóng roi nhanh không thể tượng tưởng được, như cuồng phong vũ bão, tấn công chàng tới tấp.
Thanh Lam liền giở thủ pháp điểm huyệt của Ly Hỏa Chân Nhân ra. Chàng tránh né vài cái, hai mắt cứ nhìn thẳng vào cây roi của nàng, rồi mồm vẫn quát lớn:
- Buông roi ra!
Tiếp theo đó, chàng dùng cách tiếp dẫn chân khí Ly Hợp thần công ra, lôi cây roi của nàng sang một bên, rồi hai ngón tay nhẹ nhàng điểm ngay vào mạch môn ở tay phải của nàng ta.
Thiếu nữ nọ không ngờ thủ pháp của chàng lại nhanh và lợi hại như thế. Nàng chỉ cảm thấy hai cây roi ở trong tay rung động rất mạnh, rồi có một luồng sức vô hình lôi cây roi cảu mình ra bên ngoài.
Đồng thời lại có một luồng chỉ phong bắn thẳng vào mạch môn của mình. Nếu nàng không buông roi ra thì thể nào cũng bị kìm chế, nên nàng hoảng sợ vô cùng, vội vứt roi đi. Nhưng ở chỗ nàng đang đứng lại là một sườn núi cao chừng hai trượng nàng vừa đạp hụt một cái đã rớt xuống bên dưới.
Thanh Lam vội giơ tay ra chộp lấy cây nhuyễn tiên nọ, miệng thì cười và nói:
- Thế nào? Đệ tử của phái Không Động có tầm thường như cô nương tưởng hay không? Lần nay cô nương phải nói cho tiểu sinh biết Dịch Chân Kinh của chùa Thiếu Lâm ở đâu chứ?
Thân pháp của thiếu nữ áo đỏ rất nhanh, vừa rớt xuống đã tung mình nhảy lên được ngay.