Ai cũng phải xì xào bàn tán và lấy làm tiếc nói :
"Không biết cô nương nhà nào may mắn được chọn làm thê tử của tiểu quận vương, thời gian gần đây có bao nhiêu người muốn mai mối gả nữ nhi cho tiểu quận vương.Nghe nói còn trẻ mà đã làm lên đến chức quan nhị phẩm đứng đầu lại bộ nên ai cũng muốn móc nối mối quan hệ."
Người khác liền nói thêm:
" Không được đâu vị tiểu quận vương này nổi tiếng là chính trực, từ ngày nhận chức đến giờ đã có biết bao nhiêu tham quan bị khui ra xử hết rồi, dân chúng đỡ khổ phần nào ."
Có người chen vào nói :
"Các người không biết thân mẫu của tiểu quận vương là ai à ,là Tuyên Vương đó người đã làm cho dân chúng Sở quốc sống trong hòa bình. Không một nước nào dám nhòm ngó bởi vì danh xưng chiến thần của Vương gia."
"Nhà Tuyên Vương toàn người tài giỏi thôi, Thế tử thì làm đại tướng quân, hai quận chúa thì làm hoàng hậu hai phương còn nhi tử nhỏ nhất thì chưa đày mười lăm tuổi đã đỗ trạng nguyên thật là Hổ phụ sinh Hổ tử "...
Đoàn người vì khiêng sính lễ nên đi hơi chậm một chút, vừa đi vừa nghỉ nên lộ trình đáng lý ra là ba ngày bây giờ kéo dài thành bảy ngày.
Người sốt ruột nhất là Dương Kỳ nếu không vì còn đống sính lễ vướng bận chàng đã phi ngựa đến trước rồi.
Thời gian này tạm xa nhau chàng mới cảm nhớ nhung nhiều như thế, ứng với câu nói ( một ngày không gặp như cách ba thu ).
Ở Tây Thành lúc này lời châm biếm đã lên tới đỉnh điểm, đã là câu truyện mà tất cả các trà lâu đều lôi ra bàn luận một phần lớn lý do là hai mẫu tử Lâm Phù Dung và Phụng Hiểu Lan bỏ tiền thuê người khích bác.
Tuy nhiên thời gian này Như Ngọc lại vô cùng bình tâm, nàng không ra khỏi phủ chỉ thuê người về chỉ dậy tất cả những gì mà quý nữ phải học.
Nàng rất tin tưởng vào chàng, có lẽ chàng có việc chưa sử lý kịp thôi. Nàng bỏ thời gian một tháng để học tất cả các lễ nghi.
Bây giờ nàng đã hiểu chuyện hơn không thể sốc nổi bốc đồng như trước, đâu phải còn nhỏ mà suốt ngày cầm đao cầm thương trong doanh trại nữa.
Phụ thân có gửi thư về động viên tinh thần nàng, ông cũng rất tin tưởng vào cách làm người của Dương Kỳ. Tuy nhiên thư từ qua lại nhưng nàng một mực không kể mọi việc xảy ra ở Tây Thành, nàng sợ phụ thân sẽ tức giận trở về để đòi công đạo cho nàng.
Nàng chẳng quan tâm đến lời đồn bên ngoài, cái chính là mình sống ra sao thôi, có hổ thẹn với lương tâm của mình hay không.
Cuối cùng đoàn người đã đến nơi ,khi binh lính nhìn thấy một đoàn quân tiến vào thì giật mình vội thông báo với tướng trông coi Tây Thành.
Nhìn thấy cờ của Tuyên Vương tung bay trong gió thì vội cho người gấp rút bẩm báo với đại Tướng quân Phụng Thiên Bá đang ở quân doanh biên kinh.
Còn mình thì cùng với các binh lính mở cổng thành để nghênh giá và tiếp đón.Danh tiếng Chiến Thần vang vọng Sở quốc không ai là không biết và kính nể Tuyên Vương.
Tướng sĩ và binh lính vội vàng quỳ xuống đồng thanh nói :
" Cung nghênh Tuyên Vương đến Tây Thành ".
Lúc này do khí thế rầm rộ nên dân chúng mới biết đoàn người khí thế vừa đến là ai, bọn họ cũng đồng loạt quỳ xuống hô to :
"Cung nghênh Tuyên Vương đến Tây Thành ".
Tuyên Triệt liền xuống ngựa giọng âm vang nói :
"Cảm ơn lòng hiếu khách và tiếp đón của mọi người, hôm nay ta và thê tử đến Tây Thành là vì việc riêng muốn thay mặt tiểu nhi tử của ta đến để cầu thân cho nhi tử nhà ta ".
Mọi người đều xì xào :
"Trời ơi cô nương của nhà nào mà lại có diễm phúc được làm dâu nhà Vương gia vậy thật là có phúc khí ".
Mọi người dạt ra hai bên đường để nhường lối cho đoàn người đi qua, nhìn những rương hòm sính lễ ai nấy đều suýt xoa vì quá nhiều.
Cũng phải thôi đường đường là tiểu quận vương lấy quận phi mà sính lễ phải tương xứng với thân phận chứ.
Đoàn tướng sĩ thì đi theo để khiêng giúp đồ còn người dân thì đi theo vì sự tò mò .
Dương Kỳ dẫn mọi người đi thẳng đến phủ đại tướng quân, lúc này làn da chàng đã trắng lại như xưa chàng mặc một bộ y phục màu trắng ngũ quan người ngời, tư thế oai hùng khiến cho biết bao nhiêu cô nương liếc nhìn phải đỏ mặt.
Đúng là người kinh thành nuôi dưỡng toàn người đẹp, nam nhân thì khôi ngô tuấn tú, khí chất ngời ngời còn nữ nhân thì thập phần xinh đẹp,vóc dáng yêu kiều.
Khi xe ngựa dừng tại phủ mọi người mới ngỡ ngàng, đây không phải là phủ của đại tướng quân hay sao, không biết người mà tiểu quận vương muốn cầu thân là đại tiểu thư Phụng Như Ngọc hay là nhị tiểu thư Phụng Hiểu Lan.
Mọi người quay đầu nhìn nhau rồi thốt lên:
"Không phải là đại tiểu thư người mà bị đồn đại suốt hơn một tháng qua ở Tây Thành đấy chứ ".
Còn quản gia thì thấy binh lính tới kín cổng phủ thì lo sợ vội chạy vào bẩm báo phu nhân và thiếu gia.
Lâm Phù Dung nghe bẩm báo thì vội vàng tất tưởi chạy ra không biết vị quan lớn nào đến tìm.