Xuyên Sách Thập Niên 70: Góa Phụ Vô Tình Vớ Được Nam Chính

Chương 4: Phải đi theo cốt truyện

Trở về nhà, bà nội Thanh Mai đã nấu xong nồi cháo bột ngô nóng hổi.

Bà đã già, không thể lên núi nữa, chỉ đành ở nhà chờ đợi.

Bà múc cháo cho Thanh Mai, mặt cháo loang loáng vệt mỡ lợn. Thanh Mai hỏi:

"Bà thêm mỡ lợn à?"

Bà hiền từ đáp:

“Cho con bồi bổ. Hôm qua nằm dưới đất, lạnh ngấm vào người thì hại sức khỏe lắm.”

Tối hôm trước, bà Cố mất trên giường, Thanh Mai không tiện nằm ngủ ở đó. Bà nội được đội trưởng Kim thu xếp cho ngủ lại nhà bà ấy, còn Thanh Mai thức trông thi thể cả đêm, cuối cùng chỉ đành trải tạm nền đất mà ngủ.

“Không sao đâu, con khỏe lắm mà.”

Khỏe đến nỗi dù có quăng quật thế nào cũng chẳng hề hấn gì, chỉ là… đợi đến ngày bị bố mẹ chồng bán cho một kẻ tàn bạo thì chắc chắn không còn đường thoát.

Theo cốt truyện ban đầu, Thanh Mai là một nhân vật phụ. Hiện tại, cô có một "mối" ngầm, một gã đàn ông keo kiệt muốn cưới cô về làm vợ mà không phải bỏ ra đồng sính lễ nào.

Nhưng bố mẹ chồng của Thanh Mai thì ngược lại. Họ muốn "tận dụng tối đa" giá trị của cô, chuẩn bị đem cô gả cho một gã què bạo lực, người đã bỏ ra 80 đồng sính lễ.

Thanh Mai đã nhiều lần muốn phản kháng, nhưng "thiên đạo" trong câu chuyện không cho phép cô chống lại số phận đã được định sẵn của nhân vật.

--------

Ngày hôm đó nói đến là đến.

Như thường lệ, Thanh Mai đi làm công điểm, cũng là ngày cuối của vụ thu hoạch mùa thu. Kế toán đội vừa phát tiền công xong.

Tiền vừa kịp ấm túi, mẹ chồng đã đến đòi: “Ôi, bà già chưa chết à?”

Bà nội Thanh Mai không đáp, quay lưng lại.

Mẹ chồng thản nhiên dựa vào cửa, đếm tiền công: “Sao ít vậy? Lười biếng, không làm việc à?”

Thanh Mai nói: “Tôi làm còn hơn cả con lừa của đội, ai biết sao lại ít thế. Muốn hỏi thì đi mà hỏi kế toán đại đội kìa.”

Bà mẹ chồng không dám đối đầu với cán bộ trong đội, nhưng lại đã bàn bạc với gia đình thằng què ở làng bên. Bà nài nỉ đợi Thanh Mai thu xong lương mùa vụ rồi sẽ đưa cô sang nhà họ.

“Đây, một đồng này giữ mà tiêu đi.” Trước khi đi, mẹ chồng đột nhiên đưa tiền cho Thanh Mai.

Số tiền ấy thà không nhận còn hơn, vì nó chẳng khác nào lời tuyên án tử.

Tối đó, Thanh Mai trằn trọc không ngủ được. Cô đã đoán trước tình tiết tiếp theo của câu chuyện.

Bà nội ngủ trong nhà, Thanh Mai rón rén bước ra ngoài. Vừa bước chân khỏi cửa, một tiếng sấm nổ ầm ngay trên đầu! Như thể trời đất đang cảnh báo: nếu Thanh Mai không đi theo cốt truyện đã định, lập tức sẽ bị trời phạt thịt nát xương tan.

Thanh Mai cứng đờ người, đành quay lại giường. Bà nội khẽ hỏi: “Sao thế? Không dám ra đi vệ sinh à?”

Nhìn người thân duy nhất đối xử tốt với mình trong thế giới này, Thanh Mai nghẹn ngào đáp: “Không sao đâu, bà ơi... Một đồng này bà cầm giúp con, con sợ để mất.”

Bà nội trìu mến: “Được, để dành đến Tết mua miếng thịt cho con ăn.”

Thanh Mai biết cô sẽ phải đối mặt với số phận bi thảm của một nhân vật phụ. Theo nguyên tác, sau khi cô rời đi, chỉ ba tháng sau bà nội sẽ chết đói trong căn nhà dột nát.

Cô đã dành dụm được 12 đồng nhờ bán bánh cải thảo, cộng thêm một đồng vừa rồi, tổng cộng bà nội sẽ có 13 đồng. Như vậy chắc bà có thể sống thêm được vài tháng.

Nghĩ đến đây, Thanh Mai không cầm được nước mắt.

Sáng hôm sau, đúng như dự đoán, họ đến rồi

Thanh Mai nghe thấy giọng mẹ chồng ngoài cửa: “Ở đây!”

Ngay sau đó, cửa nhà bị một cú đá tung ra. Hai em trai của lão què làng bên, to con lực lưỡng, xông vào trói chặt Thanh Mai.

“Thả tôi ra! Cứu với!” Thanh Mai ngửi thấy mùi gì đó hắc và ngột ngạt, đầu óc lập tức trở nên quay cuồng.

Bà nội định kêu cứu thì bị mẹ chồng Thanh Mai bịt chặt miệng, không thể giãy giụa.

Thanh Mai bị người ta lôi ra ngoài. Trong sân, một chiếc rương gỗ long não đã được chuẩn bị sẵn. Họ nhét Thanh Mai vào trong, cô cắn răng, cố gào lên: “Cứu tôi với! Cứu với!”