Xuân Phong Lâu vốn là tửu lâu nổi tiếng nhất kinh thành, tọa lạc ở đầu đường phố đông đúc, ai đi qua cũng có thể nhìn thấy. Lần quảng cáo này của Trăn Vương quả thật có hiệu quả, khiến cho không ít người bắt đầu muốn làm cửa sổ bằng Lưu Li.
Lúc này, trên thị trường chỉ có mỗi Trăn Vương bán loại cửa sổ này và hắn đã định giá không quá đắt, vì thế không ít người đã kéo đến mua.
Dương gia cũng cho ra các bộ chén đĩa Lưu Li, cũng quyết tâm bán với lãi suất thấp để tiêu thụ mạnh, vì thế giá cả của họ cũng không cao, khiến người dân bình thường cũng có thể mua được.
Chén đĩa vừa đẹp mắt vừa mới lạ, tự nhiên cũng thu hút không ít người.
Dương gia còn đem sản phẩm đi bán ở nơi khác, cũng được hoan nghênh nồng nhiệt.
Khi các nhà khác cũng lục đυ.c cho ra thành quả sau khi nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp chế tác, hoi cũng bắt đầu chế tạo chén đĩa, chén rượu, và cửa sổ Lưu Li, phong trào Lưu Li ngày càng trở nên mạnh mẽ và lan rộng khắp Đại Lương.
Trăn Vương nhận thấy thời cơ chín muồi, liền tiếp tục tung ra sản phẩm mới – thủy ngân kính.
Đúng vậy, chính là thủy ngân kính! Hắn giao cho thợ thủ công từng bước thực nghiệm, thử chế tạo các loại mạ sau mặt gương, và cuối cùng phát hiện ra rằng mạ thủy ngân là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, thủy ngân kết hợp với giấy thiếc, qua tay thợ thủ công, được gắn lên bề mặt Lưu Li, từ đó hình thành ra thủy ngân kính.
Sự xuất hiện của gương làm các phu nhân và tiểu thư trong kinh thành đều điên cuồng săn lùng. Hận không thể phải người canh giữ trước cửa hàng của Trăn Vương, mỗi một mẻ ra lò đều bị đoạt đến phá đầu.
Gương phản chiếu rõ ràng như vậy, quả thật là một kỳ tích. Người dân trong thế giới này, từ hoàng đế đến dân chúng, lần đầu tiên có thể nhìn thấy rõ hình ảnh của chính mình, ngay cả lỗ chân lông cũng rõ ràng! Đây là điều mà gương đồng mờ ảo trước đây không thể làm được.
Lưu Li phường của Trăn Vương ngày đêm làm việc hết công suất, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa, sản phẩm này không giống như cửa sổ Lưu Li, mỗi người đều có thể sao chép. Dù chỉ là một lớp mạ mỏng, nhưng việc mạ lên sao cho chặt chẽ là một thử thách lớn.
Trăn Vương, khác với Yến Khanh, không cần phải gánh trên vai việc thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, vì vậy hắn không công khai những tính toán hay phương pháp đó ra ngoài. Thậm chí, hắn còn xây dựng một nhà xưởng bảo mật nghiêm ngặt, một con ruồi cũng không thể lọt vào.
Ngay cả Yến Khanh cũng không nghĩ rằng, những chiếc kính pha lê không thể thông dụng hơn được ở thế kỷ 21 lại có thể gây được sự xôn xao vang dội như vậy trong xã hội cổ đại.
Quả nhiên, khoa học kỹ thuật có thể thay đổi cả thế giới...
Trong vài tháng gần đây, phong trào Lưu Li trở nên sôi động khắp nơi, gây ra một làn sóng nhiệt tình trong toàn bộ Đại Lương triều. Cuối cùng, hoàng thất cũng không thể ngồi yên, quyết định tham gia vào ngành sản xuất Lưu Li.
Triều đình đã cho mở xưởng Lưu Li, chuyên sản xuất các sản phẩm Lưu Li phục vụ cho cung đình.
Đương nhiên, phương pháp chế tác chế tạo Lưu Li vẫn là do Yến Khanh cung cấp. Trước lúc hiến phương tử, Văn Đế đã hỏi hắn, nếu hoàng cung dùng phương pháp chế tác chế tạo Lưu Li, có phải hắn cũng muốn chặn trước cửa cung chửi mắng?
Yến Khanh liền khiêm tốn đáp rằng không dám, rồi sau đó tự giác dâng phương pháp chế tác lên.
Việc mở xưởng mới đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người tham gia vào nghề.
Lưu Tiêu - người mới nhậm chức quản sự xưởng Lưu Li, gần đây hết sức đắc ý. Hắn vừa được thăng chức từ quản sự của Lưu Li phường lên chức quản sự xưởng, đi đâu cũng đầy vẻ kiêu ngạo.
Đặc biệt là khi gặp những người trước đây có địa vị cao hơn nhưng giờ lại không bằng mình, sự tự mãn trong lòng càng thêm rõ rệt.
“Đây chẳng phải là Tông quản sự sao? Lâu rồi không gặp! Tông quản sự đến Lưu Li phường có việc gì vậy? Chẳng lẽ đúc phường không còn sống nổi nữa, đến chỗ ta tìm một bữa cơm ăn sao? Ha ha, không sao, Tông quản sự mở miệng, Lưu mỗ nhất định giúp đỡ!”