Cái Giá Của Hạnh Phúc

Chương 1: Quá Khứ Của Bảo Ngọc

Bảo Ngọc là con út trong một gia đình năm người. Ngay từ nhỏ, tính cách lầm lì, ít nói của cô đã khiến cô không được gần gũi với mọi người như chị gái. Sự yêu thương và nuông chiều trong nhà cũng vì thế mà nghiêng hẳn về chị. Dù không nói ra, Ngọc luôn cảm thấy mình bị bỏ quên giữa những tiếng cười đùa và tình cảm gia đình.

Năm Ngọc lên chín, một buổi tối gia đình đang quây quần xem phim thì cha cô từ ngoài cửa vội vã bước vào với giọng hốt hoảng:

"Không ổn rồi, cả nhà tập trung lại đi, con có chuyện muốn nói!"

Không khí ngay lập tức chùng xuống, tất cả đều im lặng. Ông nội là người phá vỡ bầu không khí ngột ngạt lúc bấy giờ.

"Có chuyện gì mà con hoảng hốt vậy? Cứ bình tĩnh nói ra xem nào."

Cha cô ngồi xuống cạnh ông, giọng lo lắng xen lẫn bất lực:

"Con vừa đi họp trên tỉnh về. Hạn 10 năm người ta cho đã hết. Trong vòng một tháng nữa, gia đình mình phải di dời, nếu không họ sẽ cử người xuống cưỡng chế..."

Những lời nói ấy như một cú sét đánh giữa trời quang, đẩy gia đình Ngọc vào một thử thách không thể ngờ tới.

Một tháng sau, đúng như thời hạn cha cô đã nói, cô từ một người không phải lo cái ăn cái mặc, bỗng chốc phải nghĩ hôm nay mình phải ăn gì, phải ứng xử ra sao để người ta không khó chịu mà nói này nói nọ gia đình cô. Đúng vậy, từ ngày hôm đó gia đình cô phải ở nhờ gia đình một người bác, là con trai lớn của ông nội cô.

Cuộc sống ở nhờ không hề dễ dàng. Gia đình bác cô nghiêm khắc, con cái họ thường gây khó dễ, thậm chí xúc phạm mẹ cô. Nhưng vì không muốn làm mất hòa khí, mẹ cô phải nhẫn nhịn. Tận mắt chứng kiến những điều đó, Bảo Ngọc cảm thấy vừa giận vừa thương. Tuy ngoài mặt luôn tỏ vẻ lạnh lùng, trong lòng cô đau đớn khi thấy cha mẹ mình chịu khổ.

Từ một cô bé vô tư, Ngọc dần trở nên rụt rè, tự ti. Bạn bè chế giễu cô là kẻ ăn nhờ ở đậu, khiến cô âm thầm chịu đựng suốt nhiều năm mà không dám kể với ai. Những tổn thương đó đã xây nên một vỏ bọc dày cộm, biến cô thành một người trầm tính, ít nói, luôn dè chừng cảm xúc để không ai có thể nhìn thấu điểm yếu của mình.

Sau nhiều năm nỗ lực, cha mẹ cô cuối cùng cũng mua được một ngôi nhà riêng, nhưng để làm được điều đó, họ phải gánh một khoản nợ lớn. Cuộc sống gia đình dần ổn định, nhưng những vết sẹo trong lòng Bảo Ngọc vẫn còn đó.

Ở tuổi 15, như bao nhiêu thiếu niên khác, cô cũng có mối tình đầu của mình, cô yêu một anh bạn cùng lớp nhưng mối tình này rất chóng vánh nhưng đủ để cô nhận ra mình không bình thường. Thay vì cảm giác được bảo vệ, cô nhận ra mình muốn bảo vệ đối phương hơn. Cũng từ đây, Ngọc hiểu rằng cô không thích con trai, một sự thật mà cô giữ kín cho riêng mình.

Vào cuối năm cô 16 tuổi thì trường cấp 3 cô cho chọn khối ngành để chuẩn bị ôn tốt nghiệp và điều bất ngờ đã xảy ra là cô lại chọn khối ngành mà tưởng chừng cô sẽ không bao giờ nghĩ đến vì cô học hóa rất tệ. Năm ấy cô chọn học tự nhiên vì nghe theo lời gia đình, vì cô không muốn làm mẹ cô buồn, những năm qua mẹ cô đã rất vất vả rồi cô sợ phải làm mẹ phiền lòng một lần nữa, cô nghĩ đơn giản là học cho gia đình không phải lo lắng thôi nhưng đâu đó trong thâm tâm của cô luôn ấp ủ muốn học bên khối ngành tâm lý, nên cô âm thầm học thêm các môn bên mảng xã hội để lấy cơ hội xét tuyển vào khối ngành mà cô yêu thích. Với thành tích học tập tốt, cô đỗ vào ngành mà mình luôn mơ ước.

Và ngày ấy khi cô đã biết mình đậu thì cô đã tìm một người để chia sẻ cùng mình và đó là một người con gái, ở cách cô rất xa, hai người chỉ có thể liên lạc qua chiếc điện thoại mà thôi.

Những tưởng chừng đây sẽ là khởi đầu cho ước mơ của cô, nhưng khi cô có kết quả thi tốt nghiệp thì gia đình cô đã bắt ép cô phải theo khối ngành kinh tế để học, nếu không sẽ không cho cô học đại học nữa. Đứng giữa con đường tương lai cô đã khóc rất nhiều, bị kìm hãm đam mê và mất đi người ông yêu quý khiến cô rơi vào khủng hoảng. Lần đầu tiên cô khóc trước mặt người khác, lần đầu tiên cô cảm thấy mất hết niềm tin vào bản thân và tương lai.

Dưới áp lực gia đình, Ngọc đành chấp nhận học ngành kinh tế. Khi ấy cô uất ức lắm, cô học như không học, cô dùng mọi cách để chống lại để nhà trường gửi kết quả học tập về cho gia đình biết, cô hư hỏng như thế đấy, cô từng hứa sẽ không làm mẹ cô buồn nhưng có lẽ giờ đây cô đã quên mất lời hứa năm nào của bản thân rồi,...

Nhưng điều cô không ngờ đến là mẹ cô không những không la mắng cô, ngược lại còn nói những điều làm cô từ một đứa rất ngỗ nghịch phải suy nghĩ mấy ngày liền, đến mãi sau này cô vẫn còn nhớ ngày hôm đó, mẹ cô nói: "Ngọc nè, mẹ không nghĩ quyết định khi đó của mẹ lại biến một đứa con ngoan, hiếu thảo của mẹ lại trở nên như vậy, liệu bây giờ mẹ hối hận có còn kịp không con?,... Nếu,... nếu mẹ cho con học lại khối ngành mà con thích, thì con có trở về là một đứa con ngoan của mẹ không con?" Tới bây giờ cô không thể nào quên được khuôn mặt đó, ánh mắt đó của mẹ khi ấy,...

Sau hôm đó cô đã phải suy nghĩ rất nhiều, mọi việc không như cô đã dự tính, nó không đúng với kết quả mà cô đã đề ra, tại sao mẹ cô không la mắng cô? Tại sao mẹ cô lại hạ mình như vậy? Tại sao không cấm cản cô nữa? Mẹ như vậy cô biết phải làm sao đây? Gia đình cô từ nợ đi lên, nên cô không muốn gia đình phải bỏ phí số tiền mà 1 năm qua đã chi ra cho cô đi học nhưng cô cũng không nỡ từ bỏ đi khối ngành mà cô yêu thích,.... cô phải làm sao đây? Tại sao mẹ không quyết liệt ngăn cản để cô có dũng khí mà đấu tranh cho tư tưởng của mình chứ? Tại sao vậy?

Cô bắt đầu sợ, bấy lâu nay cô đã làm họ buồn như thế nào rồi? Cô đã từng đặt mình vào cuộc sống của họ mà nghĩ chưa? Cô đã sai rồi đúng không? Con đường mà cô chọn đi đã đúng chưa? Lúc nào cô cũng bảo thương gia đình nhưng chính cô lại đang làm họ phải suy nghĩ bạc đầu hằng đêm. Cô là một người con rất tệ, cô tệ với gia đình, cô tệ với chính bản thân mình, lẫn người cô yêu,...

Sau những ngày tự dằn vặt chính mình thì cuối cùng cô đã chọn học tiếp mà không thi lại vào năm sau. Cô bắt đầu chăm học, cô bắt đầu lại từ đầu khi đã bước sang giữa năm 2, cô học ngày đêm để lấy lại những kiến thức mà bản thân đã cố tình từ bỏ bấy lâu nay, cô còn làm thêm để phụ gia đình tiền học và dường như cô đã quên điều gì đó,... Đúng, cô quên sự có mặt của người cô yêu lúc đó, cô đi học rồi làm ngày đêm cô chẳng còn thời gian dành cho mình thì nói gì tới có thời gian cho người yêu cơ chứ? Làm sao người yêu cô có thể chịu được khi một người luôn đặt mình lên hàng đầu lúc nào cũng xem mình là sự ưu tiên, bỗng chốc biến mất, một ngày chỉ vài tin nhắn, đến thời gian gặp mặt hàng tháng của cả hai cô cũng chẳng còn nhớ nữa,...

Sự thay đổi đột ngột của cô làm em ấy dần mất đi cảm giác an toàn, cô đã giải thích cho em hiểu nhưng hành động biến mất của cô khiến cả hai cãi nhau rất nhiều. Em chưa thể chịu được cảm giác có người yêu như không có ấy, cô bày tỏ với em cô yêu em như thế nào nhưng hãy cho cô thời gian, cô phải ổn định cuộc sống được không? Nhưng dường như những điều đó vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của em,...và sau một năm rưỡi cả hai bên nhau thì cô đã quyết định dừng lại, dừng lại để nhìn ngắm lại mọi thứ diễn ra, tim cô đau, cô thương em nhưng cô không thể có thời gian cho em nữa,...

Tình yêu ấy khép lại, để lại trong lòng Ngọc những đau đớn không nguôi. Và quyết định của cô đã đúng, em đã tốt lên từ ngày em rời xa cô, chỉ còn cô là vẫn bi lụy em từng ấy ngày, giá như cô có nhiều thời gian hơn thì cô đã không mất em rồi phải không?,.....Nhưng cũng từ đây, cô học cách trưởng thành hơn, biết trân trọng những gì mình đang có.

Trở về cuộc sống vốn có của mình, cô dần chăm chút nó hơn vì cô biết được bản thân cô cần điều gì, ngày tháng đó cô tham gia rất nhiều hoạt động ở trường, cô dám bước ra khỏi vùng an toàn mà bấy lâu nay cô vẫn luôn sợ hãi, cô dám nói ra lòng mình, cô dám thử thách bản thân bằng cách tham gia vào chiến dịch tình nguyện sinh viên kinh tế với tư cách là một Nhà Trưởng, ở đấy dạy cho cô rất nhiều điều mà bản thân cô chưa từng trải qua, cô biết quý trọng bữa ăn, cô biết dạy em nhỏ học, cô biết cách hàn gắn mọi người lại với nhau, cô biết chia sẻ lòng mình,... và ở đấy cho cô một ngôi nhà thứ 2 có tía có má có đầy đủ anh chị em. Thật sự chiến dịch ấy tuy ngắn ngủi nhưng lại giúp cho cô trưởng thành lên rất nhiều.

Thời gian trôi đi cô bước vào học kì cuối của đời sinh viên, cô đổi môi trường sống đến với một thành phố mới, một nơi xa lạ cùng với 3 người bạn mà cô chơi chung. Tại đây, cô vừa học vừa làm thêm, sống một cuộc sống bận rộn nhưng đầy ý nghĩa. Thời gian cứ trôi qua và tết đến, tưởng chừng tết năm nay cũng như mọi năm chẳng có gì khác lạ thì cô lại tham gia vào một team kịch truyền thanh và ở đấy cô gặp được em, có thể nói em là một bước ngoặt của cô, một sư thay đổi rõ rệt, một con người khác đang dần hình thành ở cô từ ngày em đến,.....

--------