Trọng Sinh: Dạy Dỗ Em Dâu Không An Phận

Chương 88: Vạch mặt

"Em sẽ không thành công đâu." Du Lộ Khiết không mặn không nhạt nói ra một câu, tiếp đến liền kê gối nằm xuống, rất hiển nhiên cô không muốn gối đầu nằm lên đùi người nọ.

Không thành công. Cho dù Nguyên Tình có đảo lộn trời đất, có trăm phương ngàn kế vẽ hươu vẽ vượn như thế nào đi chăng nữa, cô cũng quyết không để cô ấy được toại nguyện.

Cô không thích người lắm chiêu nhiều trò, cô càng không thích chơi một ván cờ đã bị người khác nhúng tay dàn xếp. Kể cả ván cờ này có thú vị đến mấy đi chăng nữa, cô cũng không muốn biến mình thành quân cờ mặc cho người khác tiêu khiển.

Nguyên Tình rũ mi nhìn Du Lộ Khiết đang nằm yên bên cạnh, dưới ánh đèn vàng nhạt nhoà có thể thấy được màu hổ phách trong đôi mắt Du Lộ Khiết trở nên rõ nét, long lanh và đầy bí ẩn.

Khoé môi Nguyên Tình nhẹ nhàng cong lên, kiềm lại những điều muốn nói.

Du Lộ Khiết vốn định chợp mắt một lúc nhưng đến khi thức dậy thì đã gần giữa trưa, người đánh thức cô không phải Nguyên Tình, mà là người phụ nữ đêm qua tự xưng là người ở của bà cụ, người phụ nữ đó gõ cửa gọi các cô thức dậy và ra ngoài dùng bữa.

Toàn thân uể oải vì vẫn chưa hoàn toàn thanh tỉnh sau giấc ngủ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, Du Lộ Khiết loay hoay ngồi dậy, đang chuẩn bị vươn vai thì sực phát hiện Nguyên Tình nằm ở ngay cạnh mình. Còn tưởng con cáo già này sẽ nhân lúc cô ngủ say mà giở trò càn quấy nhưng không, dáng nằm của cô ấy xem chừng rất ý tứ, hơn nữa còn biết giữ khoảng cách an toàn với cô, hầu như không động chạm gì đến cô khi cả hai cùng ngủ chung trên một chiếc giường.

Du Lộ Khiết ngẩn ngơ nhìn ngắm gương mặt Nguyên Tình đang say ngủ, bỗng nhớ lại những lời hoa mỹ cụ bà dùng để ca ngợi ngoại hình "út Nhị", chợt nghĩ, nếu nét đẹp hiện đại như Nguyên Tình đang sở hữu thật sự có tồn tại ở thời điểm trăm năm về trước, thật khó để người khác không cảm thấy ganh tị.

Khó trách... bà hội đồng luôn buộc mình trong những lễ giáo hà khắc như cô Xuyến cũng bị cám dỗ.

"Nguyên Tình, dậy thôi, có lẽ bà đã bình an vô sự tỉnh dậy rồi, họ đang gọi chúng ta ra ngoài dùng bữa." Trầm tư hồi lâu, Du Lộ Khiết suýt chút nữa cũng quên mất bản thân đang định làm gì, vừa nhớ ra cô lập tức lay người Nguyên Tình, dùng giọng điệu nhẹ nhàng đánh thức cô ấy.

Nguyên Tình chớp mi vài cái, như thể vẫn chưa thoát khỏi trạng thái mơ hồ mà đảo mắt tới lui khắp gian phòng. Đây không phải nằm mơ, mọi sự kiện xảy ra vào đêm qua vô cùng chân thực, chuẩn chỉnh đến từng chi tiết, cô và Du Lộ Khiết vẫn còn mắc kẹt trong ngôi nhà kỳ quái này.

Hai người rời giường đánh răng rửa mặt, sau đó nương theo trí nhớ tìm đến khu vực phòng khách, vừa trông thấy cụ bà an ổn ngồi cùng hai người con trai, các cô liền nhẹ nhõm thở ra một hơi. Dù trải qua sự cố nhưng tình trạng hiện giờ của cụ bà xem chừng không có gì đáng kể, bà vẫn tươi tắn không khác biệt so với lúc mới gặp, thậm chí còn niềm nở chào đón các cô như người thân trong gia đình.

"Đến đây, các cô đói lắm rồi có phải không?" Cụ bà xua tay ra hiệu cho người hầu kéo ghế giúp các cô, lúc bà muốn đứng lên, hai người con trai ở bên cạnh cũng vội buông đũa để dìu tay mẹ mình.

Không khó nhận ra, lối xưng hô của cụ bà hình như đã có chút thay đổi.

Nguyên Tình tiến đến ngồi xuống, bẽn lẽn hỏi thăm, "Bà vẫn ổn chứ ạ? Bây giờ bà cảm thấy thế nào rồi?"

Thế nhưng, mặc dù người lên tiếng hỏi thăm là Nguyên Tình nhưng hết thảy sự chú ý của cụ bà đều chỉ dành cho Du Lộ Khiết. Một tay bà nâng gọng kính, tay còn lại vẫy gọi cô gái có vóc dáng thanh thoát, nét đẹp thuần khiết tựa như đoá sen. Đôi mắt bà dõi theo từng bước chân Du Lộ Khiết đang tiến dần về phía mình, ánh nhìn của bà như xuyên qua bức màn thời gian, dù đã trôi đi gần một thế kỷ nhưng tâm trí bà vẫn hằn sâu từng đường nét uỷ mị như tranh của người con gái ấy, người con gái mà bà đã tận tâm hầu cận suốt một quãng đường dài.

Là cô Xuyến. Cô gái trẻ trung xinh đẹp đang đứng trước mặt bà, thật sự giống cô Xuyến cứ như tạc tượng ra vậy.

Du Lộ Khiết bước chầm chậm về phía trước, như được linh tính mách bảo, cô thông qua ánh mắt cụ bà dành cho mình liền xác minh những gì bản thân suy luận không phải là vô căn cứ...

Không ngoài khả năng, cô mới chính là nguyên nhân dẫn đến sự cố ngất xỉu của cụ bà vào đêm qua, không phải Nguyên Tình.

"Cô ngồi xuống đi, có phải đêm qua bà già này đã làm các cô hoảng sợ rồi không?" Cụ bà ân cần nắm lấy bàn tay Du Lộ Khiết, trong thoáng chốc ánh mắt hiền từ của bà đã phảng phất nỗi niềm ưu thương, như thể muốn tìm người giãy bày tâm sự.

Du Lộ Khiết lễ độ ngồi xuống bên cạnh, tạm thời vẫn chưa biết ứng xử làm sao cho phải.

Có quá nhiều nghi vấn trong lòng cô, nhưng nếu mở lời ngay tại đây, lại không biết chọn lọc ngôn ngữ như thế nào để Nguyên Tình không phát hiện cô đang cất giữ bí mật to lớn, một bí mật mà kể cả là Du Phong sau khi nghe thấy cũng chưa chắc tin được lời chị gái của mình, huống hồ là người lạ.

Sẽ chẳng ai tin được chuyện cô đã chết đi sống lại như một kỳ tích đâu.

"Cảm ơn bà, nhưng cháu không cảm thấy đói..." Cô mỉm cười khách sáo, ngay lúc chưa biết phải mở lời thế nào để được trò chuyện riêng tư với cụ bà thì may mắn thay, có lẽ bà đã nhìn thấu suy nghĩ của cô, sau khi căn dặn hai người con trai ở bên ngoài chờ đợi liền gọi cô và Nguyên Tình theo bà trở về phòng.

Màu nắng chói chang phản chiếu cái bóng của mọi người xuống sàn nhà, kể cả là giữa trưa, nhưng có lẽ vì trận mưa đêm qua nên bầu không khí ở đây còn dư âm chút lạnh lẽo. Nguyên Tình cho rằng cụ bà sẽ tiếp tục thốt ra những lời đáng sợ, kể từ lúc bước chân vào phòng cô luôn kề sát và cẩn thận bám víu cánh tay Du Lộ Khiết, xem cô ấy là chỗ dựa tinh thần.

"Có thể cho tôi biết tên tuổi các cô được không?" Cụ Tiêu vừa hỏi vừa bước đến kệ tủ lấy ra chiếc hộp gỗ mà hôm qua Nguyên Tình và Du Lộ Khiết đã trông thấy, trong hộp có chứa hai cuộn giấy được quấn bằng dây vải, đây là lần thứ hai các cô được trông thấy nó nhưng vẫn chưa thể khẳng định món đồ bên trong ẩn chứa bí mật gì.

Du Lộ Khiết lễ phép đáp lại, "Cháu tên Khiết, qua hết mùa đông này cháu sẽ tròn 30 tuổi ạ."

Nguyên Tình rụt rè, "Cháu tên Tình... nhỏ hơn chị ấy 3 tuổi."

Nghe xong, cụ Tiêu liền gật gù cười, "Cô Xuyến cũng lớn hơn út Nhị 3 tuổi, các cô có thấy trùng hợp không?"

Cả gian phòng im bặt ngay tức khắc, Nguyên Tình rầu rĩ mím môi, níu tay Du Lộ Khiết chặt hơn.

Đã bảo rồi mà, những lời bà cụ này nói ra đều hết sức kỳ quặc.

Cụ Tiêu thở dài, trong đôi mắt sâu thẳm của bà loé lên sự chua xót, bà nhìn Du Lộ Khiết với vẻ nghẹn ngào thương cảm, "Sự thể năm ấy, một lời không thể nói hết, tôi đến bây giờ vẫn chưa tin được người như cô Xuyến lại chọn cho mình hướng đi oan nghiệt như vậy... Mỗi lần tôi thắp nhang cho cổ cũng chỉ biết thở than trong lòng, cầu mong cổ sẽ được ở cạnh người mình yêu, không phải kiếp này thì kiếp sau, tôi tin rằng, cuộc đời này không phải lúc nào cũng chỉ dành sự bất công cho cổ..."

Từ trạng thái sợ sệt, Nguyên Tình tiêu hoá xong những lời này liền vô thức chuyển sang trạng thái đồng cảm, không lý giải được vì sao mình lại nhập tâm đến mức quên bẵng đi mọi thứ, tập trung lắng nghe đoạn kết của câu chuyện.

Theo lời cụ Tiêu kể lại, sau lần cô Xuyến khước từ ổ bánh út Nhị mang tới thì mối quan hệ giữa cả hai xúc tiến rõ rệt. Thuở mới đầu cô Xuyến bài xích sự hiện diện của út Nhị bao nhiêu, những ngày tháng sau đó liền thay đổi thái độ bấy nhiêu. Điều này không phải tự nhiên mà hình thành, có thể nói, út Nhị là cô gái lắm chiêu nhiều trò nhất mà Thị Tiêu từng được quen biết.

Vào năm Thị Tiêu đón sinh nhật mười bảy tuổi, út Nhị ra chiều quan tâm tặng cho cô hầu nhỏ nhắn một món quà vô cùng đặc biệt, một chiếc lược ngà được chạm khắc hình con bướm, hoạ tiết tuy đơn giản nhưng không khó nhìn ra út Nhị đã gửi gắm rất nhiều tâm tư vào đôi bàn tay khéo léo của mình.

Thị Tiêu trong lòng cảm kích khôn nguôi, ấy nhưng sự cảm kích Tiêu dành cho út Nhị là hoàn toàn vô nghĩa, bởi ngay sau đó, út Nhị đã thẳng thắn bảo với Tiêu như thế này, "Tóc em vừa ít vừa thưa, hẳn là sẽ không thường xuyên chải tóc đâu có đúng không? Chải nhiều rụng nhiều, sau này tới tuổi lấy chồng sẽ trọc như sư cô luôn đấy."

Thị Tiêu ngoáy tai xem mình có nghe lầm không, nửa thì cảm động khi út Nhị biết để ý quan tâm cô, nửa thì tức giận vì không hiểu cái người này đã biết rõ khuyết điểm của cô mà còn tặng lược cho cô để làm gì. Tặng để chọc ngoáy vào nỗi đau của cô ư?

Trời sinh cô đã không sở hữu ngoại hình ưu tú như ai kia, mái tóc cũng không được suôn mềm, quả thật là vừa ít vừa thưa, chưa hai mươi tuổi đã lộ rõ vùng trán bò liếʍ... Cho nên cô rất hiếm khi cần dùng đến lược, nuôi mãi mà tóc có chịu dày đâu chứ?

Chải nhiều rụng nhiều, lời này tuy khó nghe nhưng độ chính xác thì khỏi phải bàn cãi...

Cô lười nhất chính là chải tóc, dùng tay vuốt cái là xong.

"Nhưng em đừng lo, món quà này coi vậy chứ hữu dụng lắm, em không dùng cho việc này thì dùng cho việc khác, nhất định sẽ có ích. Ngà voi đâu phải dễ mua, huống chi cái này còn là ngà voi Châu Phi, chị cực khổ lắm mới năn nỉ được mấy ông Tây bán lại nó cho chị, chị phải gom góp cả gia tài mới mua được nó đấy. Chưa tính giá trị đắt đỏ, nhưng ngoài công dụng chải tóc thì nó còn giúp kí©ɧ ŧɧí©ɧ thư giãn da đầu, mỗi ngày em dùng nó chải tóc cho cô Xuyến, biết đâu chừng cô sẽ thương em nhiều hơn?"

Đây căn bản là những lời mê hoặc dụ dỗ, nhưng lúc ấy Thị Tiêu chỉ mới mười bảy tuổi thôi, chưa đủ chín chắn để phân biệt đâu là người ta thật sự muốn tốt cho mình, đâu là... bị lợi dụng.

Vậy nên, những ngày tháng sau đó Tiêu đều hí hửng dùng chiếc lược ngà để chải tóc cho cô Xuyến.

Chiếc lược ngà chạm khắc hình con bướm tuy là món quà sinh nhật út Nhị tặng cho Tiêu, nhưng theo một cách nhìn khác, nó lại là món quà vô cùng giá trị mà út Nhị muốn dành tặng cho cô Xuyến.

Những lần tiếp theo, út Nhị vẫn dùng phương thức "mượn tay" Thị Tiêu để dâng quà cho Xuyến, kế hoạch trót lọt cho đến một lần nọ, vào thời điểm út Nhị vắng nhà vài hôm để lên thuyền đi buôn với bà cụ hội đồng, Tiêu không rõ cô Xuyến nhà mình buồn chán đến lú lẫn rồi hay sao, bỗng dưng hôm đó như vô tình, lại như cố ý cứ đem cái tên "út Nhị" treo ở cửa miệng. Câu nào câu nấy hỏi ra đều hàm ý muốn dò la về người con gái ấy, chẳng qua, Xuyến hỏi rất khéo, lúc bấy giờ Tiêu chỉ cảm thấy kỳ lạ mà không thể đưa ra luận điểm rõ ràng.

Mãi đến hôm út Nhị trở về, vẫn như mọi lần trăm phương ngàn kế "hối lộ" cho Tiêu, ỉ ôi với Tiêu nào là bánh này rất ngon, nào là bánh kia ở xứ mình không có, cuối cùng vẫn là dụ dỗ Tiêu ăn cho hả hê sau đó mang một ít bánh kẹo dâng đến miệng cô Xuyến.

Lần này, Tiêu đã bị Xuyến vạch mặt không lưu tình.