Phấn Mặc Sơn Hà

Chương 8: Phồn hoa tẫn

Sáu năm trước, Tiêu Thư Ngọc và Sở Huyền sắp thành thân nhưng đột nhiên Tiêu Thư Ngọc bị mất giọng, không thể nói được. Để sớm ngày hồi phục, nàng đã theo tổ mẫu là Lão phu nhân Ninh Quốc Công đến Tĩnh Từ Am trên núi Lục Tế ở ngoại thành Kim Lăng cầu phúc.

Không hiểu vì sao, hôm đó Hoàng Thượng cũng bí mật đến núi Lục Tế, kết quả là Hoàng Thượng đã ban ơn mưa móc cho Tiêu Thư Ngọc ngay trên núi Lục Tế.

Theo lý mà nói, lâm hạnh vị hôn thê của Thái Tử vốn đã là sai lầm lớn, Hoàng Thượng đáng ra nên xử lý việc này bí mật, tìm một lý do để che giấu cho qua rồi chọn một mối hôn sự khác cho Sở Huyền. Đợi bẵng qua một thời gian, mối ngăn cách giữa phu thê phụ tử cũng sẽ dần dần phai nhạt.

Ai mà ngờ, vị đương kim thiên tử này lại là một người đa tình. Ông ta nhất quyết muốn nạp Tiêu Thư Ngọc vào cung, còn phong nàng làm quý phi, khiến cả thành náo động. Ai ai cũng biết Sở Huyền bị chính phụ hoàng của mình cắm sừng.

Chuyện này truyền ra, chẳng khác nào vả vào mặt Tô Hoàng hậu và Sở Huyền một cái bạt tai trước mặt bàn dân thiên hạ. Sở Huyền và Tiêu Thư Ngọc cũng đã qua đại định1, chỉ còn vài ngày nữa là sẽ thành thân, vậy mà lại phát sinh chuyện như vậy.

Hoàng thượng hành xử như vậy, dù Tô Hoàng hậu có hiền lương thục đức đến đâu đi nữa cũng không tránh khỏi sinh lòng oán giận. Hơn nữa, con dâu do chính tay mình chọn cho con trai, nay lại trở thành tỷ muội trong hậu cung cùng hầu hạ một chồng với mình, Tô Hoàng hậu lúc ấy bệnh liền nửa tháng. Sau khi khỏi bệnh, dù không làm khó Tiêu Thư Ngọc trong hậu cung, nhưng rốt cuộc bà vẫn đối xử với Tiêu Thư Ngọc cực kỳ lạnh nhạt, giữa hoàng đế và hoàng hậu cũng nảy sinh hiềm khích.

Hoàng thượng cũng biết việc mình làm không phải đạo, rất có lỗi với Sở Huyền, nhưng dù sao ông ta cũng là hoàng thượng, không thể cúi đầu nhận sai. Để che giấu sự áy náy và xấu hổ trong lòng mình, ngược lại ông dần xa lánh Sở Huyền.

Những người bất hoà với Tô gia và Sở Huyền, vừa thấy Tô gia và Sở Huyền có thế bị thất sủng, liền bắt đầu đâm thọc trước mặt hoàng đế, thường xuyên gièm pha châm ngòi ly gián, càng khiến Tô Hoàng hậu và Sở Huyền bị hoàng đế lạnh nhạt. Ngay cả Tô Các Lão cũng vài lần bị hoàng đế vô cớ quở trách trước mặt mọi người, Tô gia bắt đầu bị chèn ép.

Đúng lúc này, đột nhiên có người dâng sớ buộc tội Tô Các Lão tham ô nhận hối lộ, bất trung mưu phản và nhiều tội danh lớn khác. Trong đó có một tội trạng là cấu kết với phe cánh ẩn thái tử – con của tiên đế. Và còn từng cố tình thả cả gia đình Trương Chính – thầy của ẩn thái tử. Bao năm qua giấu giếm tung tích của cả nhà Trương Chính không báo.

Khi Tam Pháp Ti phái người bắt được cả nhà Trương Chính, cũng từ trong nhà Trương Chính lục soát được nhiều bức thư tay của Tô Mộ Ngôn – cháu trai của Tô Các Lão – gửi cho Trương Chính. Sau khi cẩn thận kiểm tra bút tích trong các bức thư tay đó và xác nhận không phải giả mạo, Hoàng đế nổi giận đùng đùng, ra lệnh đánh chết Tô Các Lão ở Đông Hoa Môn. Tô Mộ Ngôn bị phán lăng trì, cả gia tộc Tô Thị và gia đình Trương Chính đều bị xử trảm.

Biến cố này xảy ra quá đột ngột, khiến Sở Huyền và Tô Hoàng hậu trở tay không kịp. Có trách thì chỉ trách những kẻ muốn đối phó với Tô gia ra tay quá tàn nhẫn. Năm đó, khi tiên hoàng bệnh tình nguy kịch, Hoàng thượng đã mượn danh mưu phản đánh chết ẩn Thái tử tại nội cung, buộc tiên đế phải truyền ngôi cho ông ta. Cuối cùng, tiên hoàng ôm hận mà qua đời, còn ông ta lên ngôi.

Về sau, phe cánh của ẩn thái tử rêu rao khắp nơi rằng đương kim hoàng thượng gϊếŧ huynh soán vị, danh bất chính, ngôn không thuận, là loạn thần tặc tử, khiến hoàng đế nổi trận lôi đình, huyết tẩy Kim Lăng, nhổ tận gốc phe cánh của ẩn thái tử, chó gà không tha để trừ hậu họa.

Sau một phen áp chế cứng rắn, không còn ai dám nhắc đến chuyện hoàng thượng soán vị năm xưa nữa. Nhưng ẩn thái tử vẫn luôn là bóng tối cấm kỵ nhất trong lòng hoàng thượng. Bóng tối này luôn nhắc nhở rằng ngai vàng dưới thân ông ta giành được như nào, nhắc nhở ông ta rằng những người biết chân tướng sẽ nhìn ông ta ra sao.

Nhưng bây giờ Tô gia lại chạm đến điều cấm kỵ này, nên tất nhiên không thể không chết.

Sau khi hay tin tử của phụ thân và Tô gia bị phán tru di cả gia tộc, trong hậu cung, Tô hoàng hậu đã thắt cổ tự vẫn tại cung Triêu Dương của mình, chỉ để lại bốn chữ huyết thư — Thanh giả tự thanh2.

Nghe đâu, vào ngày Tô Hoàng hậu qua đời, hoàng thượng đã ngồi bên thi thể của Tô hoàng hậu suốt cả đêm trong cung Triêu Dương. Cuối cùng, ông ta không phế truất hậu vị của Tô hoàng hậu, nên đã hạ lệnh đưa Tô hoàng hậu vào Đế lăng, nhưng không ban cho Tô Hoàng Hậu bất kỳ thụy hiệu nào, tang lễ cũng cực kỳ sơ sài, còn không cho phép quan viên hay bách tính để tang.

Người duy nhất để tang cho Tô Hoàng hậu lúc bấy giờ chỉ có Sở Huyền. Khi đó, y đã không còn là thái tử nữa. Ngày hôm sau khi Tô hoàng hậu qua đời, ngay lập tức có không ít quan viên nhảy ra hắt nước bẩn lên người Tô Các Lão và Tô gia, thậm chí còn lôi cả Sở Huyền vào. Lúc ấy, Sở Huyền tứ cố vô thân, căn bản vô lực phản kích. Hoàng thượng liền nhân cơ hội hạ chỉ phế vị trí thái tử của y, sửa phong Thành Vương.

Nửa năm sau, Bắc Ngụy và Nam Lương nghị hòa, hai nước trao đổi con tin. Lương quốc đưa ấu tử Mộ Dung Anh của Lương đế đến, lúc đó hắn chỉ mới tám tuổi. Còn Ngụy Quốc thì đưa Thành Vương Sở Huyền đi.

Thương thay cho người vốn là con cưng của trời, lại phải đi làm con tin ở Lương Quốc suốt sáu năm. Cho đến tận bây giờ vẫn phải do Lương đế phái về mới có thể trở lại Ngụy Quốc.

Thân là hoàng tử Ngụy Quốc mà lại trở thành sứ thần của Lương Quốc đến chúc thọ Ngụy đế. Đây đúng thật là chuyện mỉa mai biết bao.

Quả nhiên đúng như lời hát trong vở kịch《Đông Song Ký》– Công cũng uổng, danh cũng uổng.

Tất cả đều không địch lại lòng nghi ngờ của đế vương.

Có lẽ, Sở Huyền để Cơ Uyên hát vở《Cáo Điện》cho mình, cũng là vì cảm thông sâu sắc với nỗi bi phẫn của Thi Toàn.

Mạc Tử U nhìn vào hình Bạch Trạch trên chiếc xe ngựa phía trước. Đã từng là biểu tượng của danh vọng và sủng ái. Nàng không nhịn được mà thở dài.

Sở Liệt nói đúng, cho dù lần này Sở Huyền trở về Ngụy Quốc, nếu như hoàng thượng không lên tiếng thì y cũng không thể ở lại, vẫn sẽ phải quay trở lại Lương Quốc làm con tin.

Tuy nhiên, Mặc Tử U tin rằng Sở Huyền đã có sẵn kế hoạch, y nhất định sẽ tìm cách để ở lại.

Mục đích y trở về có lẽ cũng giống như kiếp trước — Hoàng vị.

Chỉ là, kiếp trước, Lương Quốc quả thực đã phái sứ thần đến chúc thọ Ngụy đế, còn khiến cho chuyện cầu thân của Tây Lang gặp không ít trắc trở. Nhưng Sở Huyền căn bản không đi cùng với Lương sứ tới đây, điểm này nàng rất rõ.

Rốt cuộc là do đâu mà dẫn đến những thay đổi như vậy?

Kiếp này, mọi thứ trước khi nàng về Kim Lăng đều diễn ra theo ký ức của kiếp trước. Nàng cũng đã tận dụng ưu thế này để lặng lẽ tích góp được kha khá sản nghiệp.

Nhưng mọi sự việc xảy ra hôm nay lại hoàn toàn khác với kiếp trước. Trước tiên là nàng gặp sơn tặc sớm hơn, tiếp đó lại gặp được Sở Huyền, người vốn không nên xuất hiện ở đó, còn có Cơ Uyên nữa. Tất cả những chuyện này đều chưa từng xảy ra ở kiếp trước.

Mặc Tử U có trăm mối lo không thể giải, chẳng lẽ là hành động nào đó của nàng ở Vân Đô đã gây ra sự thay đổi này chăng?

Bỗng nhiên vang lên tiếng ríu rít của một đàn chim sẻ, Mặc Tử U ngẩng đầu nhìn lên và thấy một đàn sẻ chao liệng bay qua bầu trời.

“《Lung Tước》,” nàng thì thầm tự nói.

“Tiểu thư nói gì vậy?” Phi Huỳnh đang ngồi một bên gật gà gật gù bỗng tỉnh táo lại.

“Không có gì.” Mặc Tử U buông tấm rèm vải dầu, ngồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

Nàng nhớ đến nam tử cách một bức tường trong ngục sắt U Ti ở kiếp trước, cùng với tiếng đàn nghe vừa không cam vừa cô độc mà hắn đánh. Nhớ tới khúc《Lung Tước》mà hắn sáng tác, còn cả cái cách hắn nắm lấy tay nàng đến cuối cùng.

Dù rằng nàng hoàn toàn không biết họ tên hay thân phận của người đó.

Dù rằng họ chỉ là hai người xa lạ chưa từng gặp mặt.

Dù rằng họ chỉ nắm lấy tay nhau cùng chết ở đoạn cuối của sinh mệnh.

Nhưng độ ấm nơi lòng bàn tay và tiếng đàn không cam lòng của người đó, đã khắc sâu trong tâm trí nàng, để lại một vết khắc không thể xóa nhoà.

Hắn, liệu có được trọng sinh giống nàng không?

Kiếp này, liệu nàng còn có thể gặp lại hắn không?



Mặc Tử U không ngờ Sở Huyền lại thật sự đi thăm thú ngắm cảnh khắp nơi rồi mới trở về Kim Lăng. Cả lộ trình vốn dĩ tối đa mất nửa ngày đã bị y kéo dài đến sáng hôm sau mới vào được thành Kim Lăng.

Ngay khi xe ngựa vừa đi vào Chính Nam Môn của ngoại thành thành Kim Lăng thì đột nhiên dừng lại. Mặc Tử U nghe thấy Sở Huyền chào hỏi một ai đó, “Tiểu hoàng thúc, lâu rồi không gặp.”

Tim nàng nhảy dựng lên, nàng lặng lẽ vén màn vải dầu ra một khe nhỏ để nhìn về phía trước. Nàng chỉ thấy bên cạnh chiếc xe ngựa của Sở Huyền có một vị võ tướng mặc giáp trụ, cưỡi một con tuấn mã thượng cấp màu trắng như tuyết. Hắn đang nghiêng mặt nói chuyện với Sở Huyền bên cửa sổ xe ngựa đã kéo rèm lên, “Lâu rồi không gặp, ngươi khỏe chứ?”

Giọng hắn ta cực trầm, lộ ra sự cương nghị đặc trưng của một võ tướng. Đường nét sườn mặt hắn ta sắc bén như được gọt bằng dao khắc bằng búa. Dáng người cưỡi trên lưng ngựa thẳng đứng như tùng, oai hùng bất phàm.

Vân Vương.

Mặc Tử U không ngờ kiếp này sẽ gặp lại hắn ta nhanh như đến thế.

Vân Vương Sở Trác Nhiên là đệ đệ nhỏ nhất của hoàng thượng, cũng là người duy nhất tay nắm thực quyền trong số mấy huynh đệ sau khi bị Hoàng thượng sàng lọc.

Năm xưa, khi Hoàng thượng gϊếŧ huynh đoạt vị, tất nhiên là đã khiến nhiều huynh đệ bất mãn, gây ra nhiều cuộc phản loạn. Nhưng mà tất cả đều đã bị Hoàng thường trấn áp bằng thủ đoạn tàn bạo. Vì vậy, Hoàng đế rất kiêng kị các huynh đệ ruột. Sở Trác Nhiên năm đó vẻn vẹn bảy tuổi, mà thân mẫu còn mất sớm, chưa được phong vương. Chỉ có hắn ta là khiến cho Hoàng thượng cảm thấy không hề có cảm giác đe dọa.

Có lẽ là do Hoàng thượng đã gϊếŧ quá nhiều huynh đệ, trong lòng ít nhiều gì cũng cảm thấy áy náy bất an. Về sau ông ta vẫn luôn cực kỳ yêu thương Sở Trác Nhiên. Sở Trác Nhiên có thể nói là người mà Hoàng thượng mang theo bên cạnh, một tay nuôi lớn. Đến sau khi trưởng thành, được phong vương, hắn ta liền vào trong quân cống hiến. Dẫu tuổi còn trẻ nhưng đã nhiều lần đạt được công lao nổi bật. Mười sáu tuổi đã có thể chỉ huy tam quân và cuối cùng trở thành võ tướng nhất đẳng trẻ tuổi nhất triều Đại Ngụy.

Rất nhiều người đã từng nghi ngờ, sau khi Vân Vương nắm binh quyền trong thời gian dài, liệu hắn ta có nảy sinh ý đồ khác không? Vì thế, mỗi khi hắn ta dẫn binh xuất chinh khải hoàn, sẽ luôn có một số ngôn quan dâng lên dâng xuống một đống lý do để buộc tội hắn ta.

Mấy lần đầu, Hoàng thượng đều mắng mỏ Sở Trác Nhiên vừa mới lập chiến công một hồi, sau đó lệnh cho hắn ta giao ra binh phù và về phủ đóng cửa để suy ngẫm lỗi lầm. Lần nào Sở Trác Nhiên cũng giao ra binh phù mà không có bất kỳ lời biện hộ nào rồi đóng cửa suy ngẫm. Thậm chí khi các tướng sĩ kêu bất bình cho hắn ta, hắn ta cũng chẳng nói một lời.

Kỳ thực trong lòng Hoàng thượng đã rõ rằng những lời buộc tội không có căn cứ đó chỉ là do những kẻ tiểu nhân bịa ra. Nhưng ông ta cũng có ý muốn thăm dò Sở Trác Nhiên, vì vậy cứ thuận thế mà làm.

Chỉ là vào thời điểm đó, mối quan hệ giữa Ngụy Quốc và Lương Quốc, còn có cả Tây Lang đều rất không ổn định, biên cảnh thường xuyên xảy ra xung đột. Hoàng thượng đã mấy lần đoạt lại binh phù của Sở Trác Nhiên, nhưng chưa được mấy tháng, ông ta lại lệnh cho Sở Trác Nhiên dẫn binh ra trận.

Sở Trác Nhiên cũng chưa bao giờ mượn cơ hội để tự cao tự đại hoặc đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào cho bản thân. Nếu Hoàng thượng muốn thu binh phù thì hắn ta sẽ buông tay. Nếu Hoàng thượng muốn hắn ta chinh chiến vì nước thì hắn ta sẽ mặc giáp ra trận. Bất kể gặp phải bao nhiêu bất công, hắn ta cũng không hề oán hận, khiến mọi người đều kinh ngạc trước tính cách tốt của kỳ tài quân sự này.

Sau mấy lần gây sức ép xuống, Hoàng thượng chẳng đặng đừng gì với hắn ta nữa. Khi đám ngôn quan kia lại tiếp tục buộc tội Sở Trác Nhiên, Hoàng thượng đã tức giận và hạ lệnh kéo đám người đó đến Đông Hoa Môn đánh đập một trận. Thế là không còn ai dám buộc tội Sở Trác Nhiên một cách lung tung nữa.

Hoàng thượng an tâm, Sở Trác Nhiên cũng yên bình.