Ân Vân Độ chưa vội quay về mà hỏi đường rẽ sang nhà bếp.
Trong các môn phái tu tiên, đặc biệt là những tông môn lấy Đông Khuyết Tông làm đầu, đều cho rằng sau khi bước vào con đường tu đạo thì nên nhịn ăn. Dù trong môn có nhà bếp, cũng chỉ là để phục vụ những đệ tử Trúc Cơ trở xuống.
Trong mấy môn phái đó, tham ăn sẽ bị chê cười là ham mê du͙© vọиɠ trần tục.
Nhưng Bắc Mang Tông thì khác.
Bắc Mang Tông xuất thân từ kiếm tu, trong tông không phải là mấy kẻ suốt ngày lo chém gϊếŧ thì cũng là các đại năng tu Vô Tình Đạo chẳng thèm quan tâm chuyện ngoài thân, nên ai nấy đều chẳng có bụng dạ vòng vo gì nhiều.
Kiếm tu không quan tâm ngươi ăn bánh bao rau dưa hay linh quả linh thảo giúp tăng tu vi, họ chỉ quan tâm ngươi có dai sức không, có đánh bền không, có thể làm bao cát cho họ không.
Còn tu Vô Tình Đạo… bọn họ càng chẳng hơi đâu mà lãng phí thời gian vào mấy chuyện tầm thường ấy.
So với việc người khác ăn gì, họ chỉ quan tâm bản thân còn mấy kiếp lôi để độ cho xong.
Mặc dù tính cách mỗi người khác biệt, nhưng một khi đã đến Bắc Mang Tông, ắt hẳn đều có cùng một mục tiêu không thể lay chuyển - phi thăng.
Có mục tiêu chung, tình cảm đồng môn sẽ cực kỳ vững chắc. Nếu có ai đó không chuyên tâm tu luyện, còn bày trò phân biệt sang hèn phá hoại bầu không khí tập thể, thì kiếm tu và Vô Tình Đạo đại năng sẽ cho ngươi biết: “Ở Bắc Mang, sang hèn là phân bằng… xương!”
Kiếm tu phụ trách ra tay đánh trước, Vô Tình Đạo lo tìm nơi hoang vu xử lý phần thịt nát vụn… Tu Vô Tình Đạo, vì để không bị quấy rầy, chỗ nào hẻo lánh cũng tìm được, đảm bảo xương tan thịt nát cũng chẳng ai biết.
Đừng bao giờ đánh giá thấp quyết tâm "lên thuyền" của họ. Kẻ nào dám phá hoại tinh thần đoàn kết, làm chậm tốc độ phi thăng… tất cả sẽ bị "xử" không khoan nhượng.
Đó cũng là lý do vì sao, dù Bắc Mang Tông luôn đứng cuối trong Tứ đại tông môn, nhưng trong mấy trăm năm qua lại có số người phi thăng nhiều nhất.
Trước khi Ân Hoàn làm tông chủ, mọi người xa lạ mà đoàn kết. Sau khi Ân Hoàn làm tông chủ, mọi người quen thuộc mà vẫn đoàn kết.
Có lẽ vì sau giờ học sớm ai nấy đều tràn đầy khí lực không chỗ xả, đến giữa trưa là Bắc Mang Tông lại xảy ra vô số vụ tỉ thí dẫn đến ẩu đả.
Tạ Kiến Ẩn khổ sở đến rối cả đầu. Đánh nhau thì đánh hoài không dứt, đan dược linh thảo thì không đủ dùng, tông chủ đời trước lại không biết quản lý tài chính, nợ ngập đầu, khiến tài chính tông môn lâm vào khủng hoảng.
Tạ Kiến Ẩn, với tư cách là đại đệ tử chưởng môn, nhiều lần nhấn mạnh: "Tông môn chúng ta hết tiền rồi, bị đánh chết rồi không có tiền mua thuốc chữa đâu!"
Nhưng Bắc Mang Tông luôn có truyền thống… không biết sợ, nên lời đó chẳng ai nghe.
Ân Hoàn xoa cằm suy nghĩ, ánh mắt liếc thấy chiếc bánh điểm tâm ăn dở bên cạnh, đột nhiên tỉnh ngộ: "Là vì đói! Người mà đói thì sẽ bực, bực là đánh nhau không nể mặt!"
Thế là Ân Hoàn phất tay một cái, phòng ăn lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Bắc Mang Tông được dựng lên sừng sững. Mỗi trưa, nơi ấy sẽ tỏa ra hương thơm phạm pháp khiến người người cồn cào ruột gan.
Người đứng bếp mà Ân Hoàn mời đến quả thật tay nghề xuất chúng. Từ đó, mọi người cũng không còn đánh nhau nữa, những kẻ dễ cáu gắt cũng trở nên hiền hòa, vừa xong buổi học sớm là cả đám ùa hết về nhà ăn. Bắc Mang Tông cũng đón nhận khoảng thời gian yên bình hiếm có suốt trăm năm qua.
Hồi đó, Bắc Mang Tông nghèo đến mức thê thảm, trước khi xây nhà ăn, Ân Hoàn đành phải hy sinh tình thân, nửa đêm lén quay về Lương Châu, vét sạch kho riêng của ca ca mình là Ân Diêm mới đủ linh thạch để khởi công.
Lượng linh thạch vốn như nước lũ chảy ào ạt vào thương thế tu sĩ của Bắc Mang Tông cuối cùng cũng ngừng lại, khiến Tạ Kiến Ẩn cảm động đến suýt khóc.
Ân Hoàn vẻ mặt trầm ngâm: “Không có gì to tát. Ta khổ cũng được, nhưng tuyệt đối không để… con cái phải chịu khổ…”
Ăn với uống, là việc lớn trong đời người. Đây là điều mà Ân Vân Độ học được từ Ân Hoàn.
Lúc mới đầu, hắn cũng chỉ biết ăn, chẳng hiểu gì về nấu nướng. Nhưng sau này lang bạt khắp nơi, đầu óc thông minh lại hay quan sát, từ từ cũng học được kha khá.
Chỉ là nhà bếp của Lưu Vân Các này dùng nguyên liệu thật chẳng ra gì, nhiều thứ để lâu khiến mùi vị kém hẳn, chỉ có đậu hũ và tôm là còn tươi.
Ân Vân Độ chỉnh lại số nguyên liệu có thể dùng được, trong đầu lập tức nghĩ ra một món phù hợp.
Đậu hũ gọt bỏ lớp ngoài rồi cắt miếng, phơi khô. Cho dầu vào nồi, đợi dầu nóng đến khi bốc khói nhè nhẹ thì thả đậu vào, rắc chút muối, chờ đậu lật mặt rồi cho vào một chén nhỏ rượu ngọt, tôm đã ngâm nước nóng cho mềm, sau đó thêm dầu thu mùa vào. Đợi sôi lại, cho thêm đường, đun tiếp, hành cắt khúc nửa tấc bỏ vào, cuối cùng là nhấc nồi.