Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 60

Chương 54: Viết thư
Cây táo dần rụng lá, chỉ còn trơ lại cành khô, cùng với nền trời xanh thẳm, những tường viện xám trắng, mái ngón đen nhánh, trở thành

một

bức tranh tĩnh lặng.

Phó Vân

anh

đọc xong bức thư mà Khổng tú tài tự tay mang tới, ngẩng đầu nhìn qua cửa sổ, trước mắt nàng là bức tranh này. Bỗng nhiên nàng nghe thấy tiếng vịt quàng quạc.

Phương Tuế và Chu Viêm

đã

thả vào hồ nước mới đào trong viện mấy con vịt chẳng biết giống gì nhưng giờ nước xanh vịt trắng, sân viện vốn quạnh quẽ nay cũng vui mắt vui tai hơn mấy phần.

"Quan nhân

nói

bên này quá yên tĩnh." Phương Tuế đẩy cửa vào phòng, rót cho Phó Vân

anh

một

ly trà nóng, "Nuôi mấy con vịt cho tiểu thư đỡ buồn."

Phó Vân

anh

ừm

một

tiếng.

Cũng

không

phải viện quá yên tĩnh, mà là do chủ nhân là nàng lãnh đạm, kì quái, cả ngày

không

ra khỏi phòng, Phó tứ lão gia lo nàng buồn, cứ vài ngày lại nghĩ ra cách dụ dỗ nàng ra ngoài chơi, còn thường xuyên đưa mấy thứ mới lạ tới Đan Ánh Sơn Quán. Nào là chim biết

nói, nào là chó mèo biết chắp tay thi lễ, nào là thỏ xám ngây thơ đáng

yêu... Nàng nuôi chẳng được nửa tháng

đã

tặng cho người khác, Phó tứ lão gia cũng

không

nản lòng, lại tặng cho nàng mấy con vịt này.

Phó tứ lão gia

đã

suy xét



ràng, nàng quá bận,

không

có sức chơi với mèo con chó con, nhưng vịt

thì

khác, chỉ cần để chúng trong viện là được, hoàn toàn

không

cần chăm sóc gì, nuôi lớn

một

chút, vịt còn có thể đẻ trứng để làm trứng muối.

Phương Tuế thuật lại những lời này cho Phó Vân

anh

nghe, nàng lắc đầu bật cười. Từ từ uống hết

một

ly trà hoa quế, bỗng nghe thấy đám nha đầu trong viện

đang

đến bên bờ ao cười khanh khách, tự nhiên nảy ra

một

ý, sai Phương Tuế mang giấy bút ra, trải giấy, cầm bút chấm

một

ít nùng mặc, phác họa mấy nét rồi lại dùng bụng bút [1] chấm

một

chút đạm mặc, lợi dụng độ cong của bụng bút để vẽ phần lưng, ức và bụng, cuối cùng dùng trọng mặc vẽ mỏ và chân vịt. Cứ thế

một

con vịt con mập mạp

đang

xòe đôi cánh dần

hiện

lên trang giấy ngả vàng.

[1] Phần phình ra ở đầu bút lông. Nhắc

một

chút nếu mọi người

đã

quên, về độ đậm nhạt: nùng mặc > trọng mặc > đạm mặc.


"Tiểu thư vẽ đẹp quá." Phương Tuế đứng bên cạnh tấm tắc khen.

Phó Vân

anh

mỉm cười. "Vì sao lại thấy đẹp?"

trên

mặt Phương Tuế lộ vẻ nghi hoặc, nghĩ ngợi rồi đáp: "Bởi vì tiểu thư vẽ giống quá mà! Chẳng khác gì vịt

thật, thiếu mỗi kêu quạc quạc nữa thôi."

Phó Vân

anh

nhìn xuống trang giấy ngả vàng, suy tư

một

lúc.

Mỗi ngày nàng đều vẽ

một

bức họa, chim bay

trên

trời, cá bơi dưới nước, kiến trốn trong bụi cỏ, mai lan trúc cúc trồng sau viện... Nàng nhìn thấy cái gì

thì

vẽ cái nấy, vẽ rất thoải mái,

không

quan tâm đến kết cấu bố cục, chẳng bàn đến trình tự hình thái, trước mắt

hiện

ra cái gì cái gì

thì

dưới ngòi bút

hiện

ra cái đấy.

Văn nhân vẽ tranh, nét vẽ nào cũng mang nhiều ý nghĩa, dù là tranh sơn thủy hay là tranh hoa cỏ, nếu

không

phải thanh cao kiêu ngạo

thì

sẽ

là cao nhã kiên trinh, hoặc tiêu sái phóng khoáng, hoặc

ẩn

mình tránh đời, tất cả đều mang theo phẩm cách riêng. Người đọc sách vẽ tranh, cây vững như thép, núi xa như lụa, nét bút

nhẹ

nhàng ý nhị, tập trung vào tình cảm

ẩn

giấu bên trong chứ

không

nặng về hình thức.

Phó Vân

anh

thì

ngược lại, nàng

không

noi theo bọn họ mà đưa nét chữ của chính mình vào tranh vẽ. Khi vẽ nàng

không

suy nghĩ nhiều đến thế nên chắc chắn

sẽ

không

vẽ những bức tranh chất chứa tình cảm như vậy.

Nếu Triệu sư gia nhìn thấy những bức họa của Phó Vân

anh

hiện

giờ, ông ta nhất định

sẽ

phê bình nàng cẩu thả,

đi

vào ngõ cụt.

Nàng trầm tư như vậy

một

chút, lệnh cho nha hoàn trải giấy mài mực, ngồi bên cửa sổ sáng sủa viết thư hồi

âm

cho Phó Vân Chương.

Phó Vân Chương vừa rời phủ Võ Xương

đi

lên phía bắc. Tuy y vẫn thường xa nhà nhưng cũng chưa từng ra khỏi phạm vi Hồ Quảng, lần đầu tiên

đi

tới nơi xa nhà ngàn dặm như Bắc Trực Lệ, chắc chắn lẽ có nhiều lo lắng, áp lực và kích động.

thật

khó có thể tưởng tượng

một

Phó Vân Chương vân đạm phong khinh cũng có ngày kích động như thế nhưng từ bức thư y viết, nàng lại cảm thấy như vậy. Trong thư

hắn

viết sơ lược về những điều tìm hiểu được

trên

đường

đi, kể chuyện

đi

thăm danh lam thắng cảnh cùng bạn bè ra sao, đêm ngủ ở trạm dịch khó khăn thế nào, dù chỉ là những hàng chữ,

không

có hình ảnh nhưng lại tràn ngập

sự

nhẹ

nhàng, hoạt bát, vui vẻ.



ràng vẫn là nét chữ và cách dùng từ của Phó Vân Chương nhưng lại

không

giống Phó Vân Chương thường ngày.

Phó Vân

anh

có cảm giác cách xa Trần lão thái thái, Phó Vân Chương dường như

đã

trở nên tự do, thoải mái hơn nhiều.

Quả

thật, y cũng chỉ là

một

thiếu niên còn chưa làm lễ trưởng thành mà thôi...

Phó Vân

anh

ngẩn ngơ thất thần, mực chảy xuống theo đầu bút, loang

trên

trang giấy trắng. Nàng thay

một

trang giấy khác, viết câu đầu: "Trọng Văn ngô huynh..."[2]

[2] Thư dùng ngôn từ trịnh trọng. Câu này hiểu là "Gửi Trọng Văn, huynh trưởng của ta", tuy nhiên mình muốn giữ lại giọng điệu trịnh trọng nên để nguyên. Phần sau của thư cũng dùng giọng điệu này, câu chữ chia tách 4 chữ

một, mình

sẽ

edit cho dễ hiểu hơn nhưng cái nào giữ được 4 chữ

thì

sẽ

giữ.


Trước khi Phó Vân Chương lên đường, Triệu

sự

gia

đã

chọn tên chữ cho y là Trọng Văn.

"... Ngô huynh, thấy chữ như thấy người, cách xa nhiều ngày, nay mới nhận thư, muội yên tâm nhiều. Mọi việc trong nhà vẫn ổn, vạn lần đừng nhọc tâm lo lắng. Cuối thu mát mẻ, huynh cùng bạn bè vui vẻ du ngoạn, muội biết cũng mừng. Sắp tới trời rét, phía bắc giá lạnh, huynh ở xa nhà, phải giữ sức khỏe..."

Nàng dặn dò y nhớ chuẩn bị quần áo chống lạnh, nhắc nhở y đừng quên dùng thuốc mỡ phòng nứt nẻ,

nói

với y Triệu sư gia

đã

treo ấn từ quan, sơn trưởng [3] ở Giang Thành thư viện là người quen cũ của ông ta, ngưỡng mộ tài năng của ông ta nên

đã

mời ông ta tới dạy ở Giang Thành thư viện, Triệu sư gia đồng ý. Sắp tới, nàng

sẽ

theo Triệu sư gia tới phủ Võ Xương, Hàn thị cũng

sẽ

đi

với nàng, hai mẹ con dọn tới phố Đại Triều.

[3] Tương tự hiệu trưởng trường học. Thư viện là trường học.

Phó Vân Khải và Phó Vân Thái cũng

sẽ

đi. Phó Vân Chương vừa

đi, đám thiếu gia, công tử ở tộc học như ngựa đứt cương,

không

ai quản lý, cả ngày vui chơi nhảy múa, dạo chơi

không

biết đường về, có khi mấy ngày liền chẳng thấy mống nào

đi

học. Tôn tiên sinh lo lắng, đề nghị Phó tứ lão gia đưa hai vị thiếu gia tới Giang Thành thư viện học hành, thư viện quản lý rất nghiêm khắc, có nhiều sách vở, thầy dạy cũng là những người đọc sách có tiếng trong vùng,

đi

một

ngày đàng học

một

sàng khôn. Phó tứ lão gia

không

phân vân chút nào, lập tức đồng ý, ông từ lâu

đã

muốn đưa con trai và cháu trai

đi

nơi khác để trải nghiệm nhưng Đại Ngô thị và Lư thị lại lo lắng

không

muốn hai đứa nó phải chịu vất vả nên kế hoạch cứ bị trì hoãn hết lần này tới lần khác. Thấy hai thằng nhóc này có lớn mà chẳng có khôn, Phó tứ lão gia lại nghĩ tới chuyện này. Đúng lúc này, Phó Vân

anh

lại theo Triệu sư gia tới phủ Võ Xương, ông cũng nhân tiện quăng hai tiểu tử thối này

đi

phủ Võ Xương luôn, có nhiều người có thể chăm sóc lẫn nhau cũng tốt.

Trong lòng Phó tứ lão gia cũng hiểu, có Phó Vân

anh

ở đó, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái

sẽ

không

phải chịu vất vả gì. Nhìn

anh

tỷ nhi có vẻ lãnh đạm với hai thằng

anh

như thế nhưng con bé lúc nào cũng bảo vệ người nhà, nếu có người bắt nạt Khải ca nhi và Thái ca nhi,

anh

tỷ nhi chắc chắn

sẽ

xả giận cho hai tên nhóc kia. Đương nhiên, cũng

không

thể cái gì cũng dựa vào

anh

tỷ nhi hết được, Phó tứ lão gia từng dặn dò nàng, nếu Khải ca nhi và Thái ca nhi tự nghịch ngợm, tự gây họa cho mình

thì

cứ mặc kệ hai đứa nó, để chúng nó tự xử lý, hai đứa lớn như thế rồi mà tính tình vẫn như trẻ con, nên để cho chúng nó hiểu được

sự

khó khăn của cuộc đời.

...

Phó Vân

anh

viết xong chuyện của mình rồi chần chừ

không

biết có nên viết

một

chút về chuyện gần đây của Trần lão thái thái.

...

Cuối cùng Phó Dung cũng chẳng chờ được tới cuối năm

đã

nói

ra chuyện giải trừ hôn ước của nàng ta với Tô Đồng, người trong huyện có người kinh ngạc, có kẻ nghi ngờ. Vài người còn tới hỏi Tô nương tử xem chuyện này là

thật

hay giả, Tô nương tử kinh sợ,

nói

đi

nói

lại chuyện Phó gia có ơn với mấy mẹ con bọn họ, gần như là gián tiếp thừa nhận chuyện này. Sau Trung thu, những nhà giàu có trong huyện tranh nhau tới cầu hôn Phó Dung, nhân phẩm, dung mạo cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng nàng ta là em

gái

của Phó Vân Chương, dù thế nào họ cũng muốn có được nàng dâu này!

Mấy ngày gần đây, Trần lão thái thái chỉ lo chuyện chọn rể, chọn tới hoa cả mắt.

Khổng tú tài

không

ngờ Phó Dung lại lắm mồm như thế, chuyện từ hôn này đối với cả Tô Đồng và nàng ta đều chẳng phải là việc đáng tự hào gì, ngoan ngoãn chờ đợi

một

hai năm mới từ từ công khai là cách tốt cho tất cả mọi người. Ai mà biết được nàng ta

không

quản lý được cái miệng mình, giờ

thì

to chuyện, phía Tô Đồng phải đối mặt với đủ loại tin đồn vớ vẩn, nàng ta tưởng mình chẳng liên quan gì hay sao?

hiện

giờ

không

có ai chỉ trỏ bàn tán cũng chỉ vì nàng ta là em

gái

của Phó Vân Chương mà thôi!

Khổng tú tài giận đến tức cả ngực, Phó Dung lại đạt được mục đích vì Trần tri huyện biết phen này

không

thể chọn Phó Vân Chương làm rể liền thay đổi chiến thuật, tới nhà cầu thân

một

lần nữa,

nói

Trần gia đông con nhiều cháu, Phó Dung muốn chọn ai cũng được.

Phó Dung vẫn còn

đang

bị cấm túc,

không

được ra ngoài. Người hầu phụ trách trông coi nàng ta chỉ cho phép nàng ta

đi

lại trong viện. Đúng như lời Phó Vân Chương, trong nội viện, nàng ta có thể tự tung tự tác, muốn

đi

đâu

thì

đi, muốn làm gì

thì

làm, dù nàng ta có leo lên mái nhà lật ngói

thì

cũng

không

ai cấm cản nhưng chỉ cần nàng ta bước ra khỏi nội viện

một

bước

sẽ

có người đứng ra ngăn lại ngay. Nàng ta mách với Trần lão thái thái, Trần lão thái thái tức giận, sai người dẫn mấy người hầu dám chèn ép nàng ta tới trừng trị, nàng ta vui vẻ ra mặt, tự

đi

tới hậu viện chỉ điểm, cuối cùng lại chẳng thấy những người phụ nữ cao lớn to khỏe kia đâu cả! Nàng ta gần như lật tung cả nội viện Phó gia lên cũng chẳng thấy gì. Hỏi người hầu kẻ hạ xung quanh, họ đều đồng loạt lắc đầu,

nói

căn bản làm gì có mấy người kia.

"Ra khỏi Phó gia, ta muốn muội sống

thì

muội được sống, ta muốn muộn sống

không

bằng chết, muội cũng phải chịu thôi."

Phó Dung tự nhiên nhớ tới lời Phó Vân Chương

nói

ngày ấy và ánh mắt lạnh như băng của y, nàng ta rùng mình, toát mồ hôi lạnh, suýt nữa

đã

ngã ngồi ngay tại chỗ. Đêm đó, nàng ta vừa ngủ được

một

lúc, mấy người phụ nữ to khỏe kia lại như những bóng ma tự nhiên xông vào phòng nàng ta. Dù nàng ta kêu thét réo gọi thế nào, kẻ hầu người hạ bên ngoài cũng như thể chết rồi,

không

ai trả lời.

"Nhị thiếu gia

nói

chỉ cần tiểu thư an phận thủ thường

thì

sẽ

không

ai làm khó tiểu thư."

Ý họ là nếu nàng ta dám kể lể với Trần lão thái thái lần nữa,

sẽ

còn có những thủ đoạn lợi hại hơn

đang

chờ nàng ta.

Những người phụ nữ to khỏe này cực kì cứng rắn, dù Phó Dung

không

chịu ăn uống gì để đe dọa, đói đến mức chỉ còn thoi thóp cũng

không

cho nàng ta ra ngoài. Nàng ta định tuyệt thực, họ vẫn có cách để nhân lúc nàng ta kiệt sức, đổ đồ ăn vào miệng nàng ta. Dù chỉ là giả bệnh nhưng chuyện nàng ta bị bệnh cuối cùng cũng đến tai Trần lão thái thái, thầy thuốc tới nhà

không

hề ngại ngùng

nói

thẳng sức khỏe nàng ta rất tốt, còn khỏe hơn con la Phó gia nuôi nữa kia. Khi nàng ta

đi

gặp Trần lão thái thái, lúc nào cũng có

một

ma ma lạ mặt đứng bên cạnh, nàng vừa mới mở miệng ám chỉ với mẹ chuyện Phó Vân Chương bắt nạt nàng ta

thì

sẽ

có người ngắt lời ngay. Nàng ta cũng muốn bất chấp tất cả để

nói

ra hết nhưng Phó Vân Chương dù sao cũng

đi

rồi, mẹ có tức giận

thì

cũng chẳng làm gì được. Rất có thể, nàng ta

sẽ

bị những người phụ nữ kia ép về Trần gia ở dưới quê. Vùng nông thôn hoang vắng quạnh quẽ nhường ấy, nàng ta làm sao mà sống nổi!

Phó Dung

không

biết làm cách nào đành trở lại phòng, khóc lóc ăn vạ, làm đủ mọi cách cuối cùng cũng tìm được

một

nha hoàn đưa cơm, nhờ người này giúp đỡ để tung tin ra bên ngoài rằng chuyện hôn nhân của nàng ta

đã

bị hủy bỏ.

Nàng ta

thật

sự

sợ hãi Phó Vân Chương, văn nhã thanh cao gì chứ,



ràng là

một

kẻ tiểu nhân

âm

độc chỉ được cái mẽ ngoài!

Mẹ đối xử với nàng ta rất tốt, nhưng những người bên cạnh mẹ đều do Phó Vân Chương sắp xếp,

không

ai giúp nàng ta cả, nàng ta chỉ có thể đem tất cả hy vọng đặt lên chuyện hôn nhân. Nàng

không

thể ra khỏi nội viện Phó gia

thì

vẫn có thể

nói

với mẹ mời những người cầu thân tới nhà gặp mặt, nàng ta

không

tin chuyện gì nàng ta cũng phải nghe theo Phó Vân Chương.

Khổng tú tài lập tức tung tin rằng Phó Vân Chương tập trung vào chuyện thi cử,

không

có thời gian quan tâm việc hôn nhân của Phó Dung, đợi khi y từ Bắc Trực Lệ trở về mới chọn rể cho nàng ta. Người trong huyện dần bình tĩnh lại, bọn họ tới Phó gia cầu thân cũng chỉ vì Phó Vân Chương, nếu phen này kết thân

không

được

thì

chớ, lại còn làm Phó Vân Chương bực mình

thì

mất cả chì lẫn chài.

Những người trong huyện đột nhiên

không

tới nữa, Phó Dung chỉ có thể vội vã chọn lựa qua loa được mấy nhà, tới xin Trần lão thái thái giúp nàng ta đính hôn.

Ai mà ngờ được Trần tri huyện, người lúc trước chỉ mong mau mau chóng chóng tới rước Phó Dung về Trần gia, còn năm lần bảy lượt ám chỉ với lão thái thái chuyện đính hôn, nay lại uyển chuyển trì hoãn việc này,

nói

mấy đứa còn

nhỏ, chờ Phó Vân Chương về rồi tính sau.

Trần lão thái thái vừa xấu hổ vừa tức giận, kìm nén mãi mới

không

trở mặt với Trần tri huyện.

Phó Dung chui vào góc phòng khóc hết nước mắt,

sự

sợ hãi đối với Phó Vân Chương lại càng sâu đậm, đồng thời,

sự

ghen ghét với Phó Vân

anh

cũng ngày càng mãnh liệt.

...

Vì chuyện của Phó Dung, Khổng tú tài phải chạy đôn chạy đáo mệt bở hơi tai nên thường xuyên tới cằn nhằn với Phó Vân

anh.

Tuy nàng

không

tới đại trạch nhưng những chuyện xảy ra ở đại trạch nàng vẫn tường tận ngọn ngành.

Những chuyện vụn vặt nực cười như thế cho vào thư cũng

không

vui vẻ gì. Hơn nữa, Phó Vân Chương chắc chắn cũng

không

muốn đọc những chuyện đó, càng

không

muốn đọc được bất cứ chuyện gì liên quan đến đại trạch trong thư hồi

âm

của nàng.

Phó Vân Chương cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, luôn luôn tìm cách che chở cho nàng,

không

để cho nàng phải đối diện với những khó khăn và ưu sầu. Y muốn nàng được làm những gì nàng thích, muốn cảm nhận được niềm vui thơ ấu từ cuộc sống của nàng, như thể chỉ cần nàng có thể đạt được mong muốn, y cũng

sẽ

cảm thấy tự do, thoải mái và vui vẻ như nàng vậy.

Nếu trong thư hồi

âm

của nàng lại xuất

hiện

tên của Trần lão thái thái và Phó Dung

thì

gần như

đã

trực tiếp phá hủy niềm vui này của Phó Vân Chương.

Phó Vân

anh

suy tư

một

lúc, dừng bút chờ mực khô.

Chuyện đại trạch chắc chắn

đã

được Khổng tú tài báo cho nhị ca biết, nàng

không

nên quan tâm quá nhiều.

Viết xong thư, Phó Vân

anh

nhờ Vương thúc mang tới chỗ Khổng tú tài rồi trở về phòng sửa soạn hành lý. Phủ Võ Xương cách huyện Hoàng Châu

không

xa, thời tiết bốn mùa

không

khác nhau là mấy, nàng chỉ cần chuẩn bị đồ thường dùng là đủ, quần áo cũng

không

cần mang theo quá nhiều, dù sao

thì

sau này nàng cũng

sẽ

mặc nam trang, váy vóc có mang cũng

không

dùng tới.

Nàng vừa mở chiếc rương đựng quần áo ra, nha hoàn bên ngoài

đã

thông bẩm: "Ngũ tiểu thư, quan nhân mời tiểu thư qua bên đó."

...

Ở chính viện, Phó tứ lão gia

đang

phân vân suy nghĩ, ông bảo Phó tam thúc dùng trà với người Chung gia rồi tìm cớ

đi

ra, hướng về phía hậu viện, sai tôi tớ gọi Phó Vân

anh

tới.

Phó Vân

anh

vừa mới tới hành lang

đã

thấy Phó tứ lão gia

đi

đi

lại lại dưới giàn hoa tường vi, tiến về phía ông mấy bước, còn chưa kịp gọi

một

tiếng tứ thúc, Phó tứ lão gia

đã

nhìn thấy nàng, rảo bước

đi

tới chỗ nàng, vội vàng lên tiếng: "anh

tỷ nhi, người Chung gia tới nhà cầu thân, nhà bọn họ muốn cầu hôn con."

Phó tứ lão gia vội vã

nói

líu cả lưỡi, sợ Phó Vân

anh

nghe

không



lại

nói

lại lần nữa.

Phó Vân

anh

sửng sốt, ngẩn ra

một

lúc mới hiểu ông

đang

nói

gì.

"Tại sao lại là con?"

Phía

trên

nàng còn có hai người chị, tuổi lại còn

nhỏ, người bình thường

sẽ

không

hấp tấp như thế. Nếu thực

sự

có ý kết thân, họ

sẽ

thầm thăm dò trước, về sau mới

nói



ràng, làm gì có chuyện chưa rào trước đón sau gì

đã

tới thẳng nhà cầu thân như thế.

"Chuyện này quá đột ngột, tứ thúc vốn định từ chối, nhưng Chung gia lại

nói

lần này là cầu thân cho em trai ruột của Chung Đại Lang..."

Phó tứ lão gia ưu tư.

Người đời đều chú trọng môn đăng hộ đối, nhưng nếu có thể với cao, có ai là

không

muốn đâu? Những người như Chung gia có thể để ý tới con

gái

Phó gia, hơn nữa lại là cưới về làm vợ cho đích tử của đại phòng, nghe

nói

tướng mạo, nhân phẩm người kia cũng

không

tệ, ai mà

không

cho rằng đó là cái phúc của Phó gia? Đáng ra họ phải mừng rơi nước mắt, vội vàng đồng ý ấy chứ. Nếu Phó gia

không

thể đưa ra

một

lý do thuyết phục

đã

trực tiếp từ chối

thì

chẳng khác gì tát thẳng vào mặt Chung gia

một

cái. Người ngoài

sẽ

hỏi Chung gia là tộc lớn trong vùng, lại còn giàu sang phú quý như thế, tiểu nương tử nhà các ngươi đến Chung gia còn

không

bằng lòng, chẳng lẽ còn đòi gả cho đế vương

không

bằng.

Vì thế, Phó tứ lão gia cũng khó xử.

Phó Vân

anh

lại hoàn toàn

không

thấy có gì khó xử lý,

sự

kinh ngạc nhạt

đi, nàng chậm rãi

nói: "Con hiểu rồi ạ."

Phó tứ lão gia chỉ im lặng, chờ đợi nàng

nói

tiếp.

Editor: Về sau là hết chương ngắn rồi, chỉ có chương dài và chương dài đến mức muốn bóp cổ tác giả thôi...